
Validator là gì?
Như chúng ta đã biết, trong blockchain luôn tồn tại các node để có thể thực hiện bước xác thực thông tin giao dịch, đảm bảo tính bảo mật, an toàn cho người dùng và cả mạng lưới. Nhưng mỗi cơ chế đồng thuận lại có một phong cách làm việc khác nhau. Trong đó, người vận hành kiểm duyệt trong POW được gọi là Miner, còn người chịu trách nhiệm kiểm duyệt qua các node trong cơ chế đồng thuận POS thì được gọi là các Validator.
Nhìn chung, các validator có nhiệm vụ là xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin, dữ liệu, đảm bảo về bảo mật, đảm bảo tính phi tập trung của mạng lưới.

Để trở thành một validator, bạn cần staking một lượng tiền điện tử nhất định cho mỗi lần thực hiện nhiệm vụ. Do đó, không phải ai cũng có thể trở thành validator và được trả tiền cho nhiệm vụ mà họ đã làm.
So sánh validator và miners
Như định nghĩa ở trên, miners và validator có một công việc giống nhau, nhưng thực hiện trên 2 cơ chế đồng thuận khác nhau.
- Miner là những người có nhiều kiến thức để tìm ra số node, tạo ra cơ hội để tìm được block sớm nhất. Miners cần sở hữu các công cụ, công nghệ tính toán cao để có thể giải mã các bài toán mà POW đưa ra. Sau khi tìm ra các node, miners sẽ gửi chúng đến toàn bộ các node của hệ thống và tạo thêm được 1 block mới vào chuối. Miners sẽ có được phần thưởng nhờ công việc trên.
- Trong khi đó validator lại có công việc không hề tốn kém, phức tạp và nhiều kiến thức đến vậy. Công việc của các validator chính là stake một lượng token nhất định. Những token này có chức năng cạnh tranh quyền xác thực với các khoản token khen khác để tìm ra một block nhất định. Và sau khi hoàn thành tạo block, validator đó sẽ nhận được phần thưởng.

Có thể thấy, trước đây validation có công việc rất đơn giản. Tuy nhiên, hiện nay việc trở thành validator và nhận thưởng không còn đơn giản như vậy nữa. Phần thưởng của validator sẽ còn phục thuộc và weight validator.
Cơ Chế Hoạt Động Của Validator
Nếu nói sâu về mặt kỹ thuật thì cơ chế hoạt động của các Validator rất phức tạp, vì vậy chúng ta có thể hiểu cơ chế một cách đơn giản như sau:
- Nhận các giao dịch từ mempool: Các Validator sẽ lần lượt chọn các giao dịch từ mạng lưới được gửi vào mempool theo cơ chế giao dịch nào trả nhiều phí hơn sẽ được ưu tiên chọn trước.
- Xác thực giao dịch: Validator kiểm tra tính hợp lệ của các giao dịch bằng cách sử dụng các quy tắc và thuật toán được định nghĩa trong mã nguồn của blockchain.
- Đóng gói giao dịch và tạo khối: Nếu các giao dịch được xác minh thành công, Validator sẽ đóng gói chúng vào một khối mới và tạo chữ ký số cho khối đó.
- Gửi khối lên mạng: Validator gửi khối vừa tạo tới tất cả các Validator còn lại để đồng bộ và gắn thêm khối đó vào blockchain.
- Nhận phần thưởng: Validator sẽ nhận được phần thưởng từ tiền phí của giao dịch trong block vừa được tạo ra.

Tầm quan trọng của Validator node trong blockchain
Validator được xem là “xương sống của blockchain” khi đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng giúp vận hành và duy trì mạng lưới, bao gồm:
- Xác minh tính hợp lệ của giao dịch: Khi xác thực giao dịch, validator phải kiểm tra và đảm bảo rằng các giao dịch tuân theo quy tắc và giao thức của mạng blockchain. Nếu nó không hợp lệ, validator sẽ từ chối chúng để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống.
- Đề xuất và tạo khối (block) mới: Validator thu thập một lượng giao dịch hợp lệ, tạo thành một khối mới và đề xuất khối đó cho các validator còn lại trong mạng.
- Duy trì bảo mật: Validator ngăn chặn các giao dịch gian lận được thêm vào blockchain (ví dụ như double spending), đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của mạng.
- Đảm bảo sự phân quyền (decentralization): Blockchain có một số lượng lớn các validator đồng thời hoạt động và giám sát hệ thống. Mỗi validator có giá trị ngang bằng và có thể kiểm soát lẫn nhau, giúp đảm bảo tính công bằng và phân quyền trong mạng lưới. Tuỳ vào quy tắc của blockchain mà số lượng validator cần thiết cũng sẽ khác nhau.
- Tham gia quản trị mạng: Validator có quyền biểu quyết đối với các đề xuất trong blockchain, góp phần đưa ra quyết định về sự thay đổi trong hệ thống blockchain
Lợi ích và rủi ro khi trở thành validator
Trở thành một Validator trong hệ thống blockchain không chỉ mang lại cơ hội kiếm thu nhập thông qua phí xử lý giao dịch mà còn cho phép tham gia vào một cộng đồng nơi có sự trao đổi ý tưởng, kinh nghiệm và sự hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời, việc này đòi hỏi và cũng cung cấp cơ hội để nâng cao kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực blockchain và an ninh mạng. Ngoài ra, Validator còn có quyền quản trị, cho phép họ tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định quan trọng trong mạng lưới.
Tuy nhiên, việc trở thành một Validator cũng đi kèm với những rủi ro nhất định. Rủi ro lớn nhất là sự biến động của giá token, có thể gây thiệt hại tài chính nếu giá giảm đáng kể. Các vấn đề về bảo mật mạng cũng là một mối quan ngại, bởi dù hệ thống blockchain có độ an toàn cao nhờ sự đồng thuận của nhiều Validator, nhưng vẫn không thể loại trừ hoàn toàn khả năng bị tấn công. Ngoài ra, các vấn đề kỹ thuật, đặc biệt khi nâng cấp hệ thống, cũng có thể gây ra sự cố không mong muốn. Cuối cùng, do quy định pháp luật về tiền điện tử và blockchain vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển, các Validator có thể đối mặt với các thách thức pháp lý không lường trước được.
Có thể trở thành validator của blockchain nào?
Validator có khả năng tham gia vào quá trình đồng thuận của nhiều loại mạng lưới blockchain, đặc biệt là những mạng sử dụng các thuật toán như Proof of Stake (PoS) hoặc Proof of Authority (PoA).
Một số mạng lưới blockchain nổi bật dựa trên PoS bao gồm Ethereum 2.0, Cardano, Polkadot, Solana và Avalanche, cùng nhiều mạng khác. Bên cạnh đó, các mạng lưới blockchain dựa trên PoA như VeChain và POA Network cũng mở cửa cho các Validator tham gia vào quá trình xác thực và đồng thuận các giao dịch.
Nhờ vậy, các Validator có cơ hội đóng góp vào quá trình duy trì và phát triển của đa dạng các mạng lưới blockchain khác nhau.