/ BLOG

Tổng quan về các giải pháp mở rộng mạng lưới Bitcoin

Bản nâng cấp Taproot vào 2021 cho phép giảm phí lưu trữ data vào trong từng block 4mb của Bitcoin, nhằm mục tiêu phát triển nhiều tính ứng dụng cho Bitcoin hơn

arrow white

Back

Jul 25, 2024

Written by

Logo

Thuynguyen

facebook instagram instagram

Bản nâng cấp Taproot vào 2021 cho phép giảm phí lưu trữ data vào trong từng block 4mb của Bitcoin, nhằm mục tiêu phát triển nhiều tính ứng dụng cho Bitcoin hơn là mạng lưới thanh toán phi tập trung thuần tuý.

Sau đó, vào đầu năm 2023, giao thức Ordinals và tiêu chuẩn token BRC-20 đã tiết lộ lộ trình phát hành tài sản Bitcoin bằng cách ghi siêu dữ liệu vào Satoshi. Sự tiến bộ này thu hút được lượng lớn người dùng, tạo nên trend khắc trên Bitcoin “Bitcoin Inscription”, tạo ra các usecase như: Bộ sưu tập NFT Bitcoin Ordinials, token với chuẩn BRC-20 hay token với chuẩn Runes (Token trên Bitcoin).

Inscription cũng gây ra tình trạng tắc nghẽn trầm trọng mạng lưới Bitcoin. Những người theo chủ nghĩa Bitcoin thuần tuý mô tả các dòng chữ BRC-20 là  ‘Bitcoin spam’. Tuy nhiên phần lớn cộng đồng không đồng ý loại bỏ inscription, thay vào đó các vấn đề về giải pháp mở rộng cho Bitcoin trở lên nóng hổi hơn bao giờ hết.

Các giải pháp mở rộng cho Bitcoin hiện nay

Nhắc đến Layer 2, nhiều người sẽ liên tưởng đến các Layer 2 của Ethereum với rất nhiều giải pháp như Optimistic Rollup, zkRollup, Slidechain, Validium… Nhưng L2 không chỉ dành riêng cho Ethereum mà nó có thể áp dụng cho mọi blockchain.

Thực tế, trước khi có trend Inscription thì Bitcoin cũng đã có mạng lưới layer 2 Lightning Network từ năm 2018. Hiện nay đang nổi lên rất nhiều dự án phát triển L2 cho Bitcoin, chủ yếu là các giải pháp state channels, rollup chains và sidechains.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý một điều, Bitcoin là mạng lưới blockchain không hỗ trợ smart contract, nên các giải pháp Layer 2 của Bitcoin khó có thể thừa hưởng bảo mật của Bitcoin.

State channels

Các giải pháp lớp 2 như Lightning Network sử dụng các kênh trạng thái (state channel) để cho phép người dùng tạo các kênh được mã hóa hai đầu để gửi và nhận thanh toán. Các giao dịch trong các kênh này diễn ra ngoài chuỗi (off-chain), chỉ có số dư tài khoản mở và đóng được báo cáo lên mạng chính Bitcoin, giúp giảm tắc nghẽn và nâng cao hiệu quả.

Sidechains

Các blockchain độc lập với cơ chế đồng thuận riêng, các sidechain kết nối với Layer 1 thông qua cầu nối hai chiều. Kết nối này cho phép chuyển tài sản giữa các chuỗi, hỗ trợ các giải pháp Layer 2 bổ sung và mở rộng khả năng của mạng Bitcoin.

Blockchain rollups

Các bản rollup (cả Optimistic Rollup và zkRollup) hợp nhất nhiều giao dịch ngoài chuỗi (off-chain) thành một phần dữ liệu duy nhất sau đó được thêm vào chuỗi khối chính Bitcoin. Cách tiếp cận này tăng cường khả năng mở rộng và có thể cải thiện đáng kể thông lượng giao dịch.

Các dự án mở rộng mạng lưới Bitcoin

Nhóm dự án State channels

Lightning Network

Ra mắt vào năm 2018, Lightning Network sử dụng các kênh trạng thái (state channels) để kích hoạt các giao dịch vi mô trên Lớp Bitcoin-1. Nó tạo điều kiện cho các giao dịch nhanh chóng và chi phí thấp bằng cách thực hiện nhiều giao dịch ngoài chuỗi và quyết toán số dư mở và đóng trên blockchain chính.

Flash Protocol

Flash Protocol là một giao thức phi tập trung cho phép người dùng phát hành tài sản (Taproot Assets) và Taproot NFT trên Bitcoin. Thông qua Linghtning Network, Flash Protocol cho phép phát hành và giao dịch tài sản gốc Bitcoin trên chuỗi khối Bitcoin, đồng thời đảm bảo mạng chính Bitcoin hoạt động trơn tru, không bị tắc nghẽn.

FlashVM, một máy ảo được xây dựng trên Flash Chain, được thiết kế cho các chức năng giống như hợp đồng thông minh dành cho Bitcoin. FlashVM cho phép các chức năng của BTCFi như staking, swap và lending đối với tài sản gốc Bitcoin.

Nhóm dự án Sidechain

Stacks

Stacks là một blockchain mã nguồn mở giới thiệu các hợp đồng thông minh và dapp cho chuỗi khối Bitcoin. Sự hỗ trợ của microblocks cho phép xử lý giao dịch nhanh hơn và tăng thông lượng.

Nói một cách dễ hiểu: Bitcoin blockchain hoạt động với thời gian khối xấp xỉ 10 phút, trong khi các khối vi mô có thể truyền tải trạng thái giao dịch chỉ trong vài giây, giúp giảm độ trễ khi tương tác với chuỗi khối Stacks.

Stacks cũng được kết hợp với Bitcoin thông qua Bằng chứng chuyển giao – Proof of Transfer (PoX), một mô hình đồng thuận sáng tạo cho phép mọi giao dịch Stacks được giải quyết trên lớp cơ sở của Bitcoin. Nó cung cấp một phương thức cắm và chạy dễ sử dụng, dễ để chạy smart contract và các ứng dụng phi tập trung trong hệ sinh thái Bitcoin.

Hiện tại, hệ sinh thái DeFi của Stacks vẫn còn khá khiêm tốn.

Dovi

Được thành lập vào năm 2023, Dovi là Bitcoin Layer 2 tương thích với các hợp đồng thông minh EVM. Dovi tích hợp chữ ký Schnorr và cấu trúc MAST để cải thiện quyền riêng tư giao dịch, tối ưu hóa kích thước dữ liệu và quy trình xác minh; ban hành một khuôn khổ linh hoạt cho nhiều loại tài sản khác nhau ngoài Bitcoin và thực hiện chuyển giao tài sản xuyên chuỗi (cross-chain).

KuCoin Labs đã công bố khoản đầu tư chiến lược vào Dovi vào tháng 12 năm 2023 và token DOVI của nó đã được ra mắt trên nền tảng giao dịch KuCoin. Việc phân phối token DOVI của giao thức Dovi tuân theo mô hình phát hành công bằng. Trong vòng 4 giờ kể từ khi trực tuyến, tất cả 15 triệu token đã được claim. Hiện tại, người dùng có thể stake DOVI trên trang web chính thức để nhận phần thưởng.

Dovi tuyên bố rằng bước tiếp theo sẽ là phát hành mạng thử nghiệm, thiết lập cộng đồng nhà phát triển và hỗ trợ hệ sinh thái, đồng thời nâng cấp Dovi.

Bitfinity

Bitfinity (trước đây là InfinitySwap) được thành lập vào năm 2021 và là mạng Bitcoin Lớp 2 dựa trên Internet Computer (ICP) và tương thích EVM. Trước đây, hoạt động kinh doanh InfinitySwap hy vọng sẽ biến thế chấp BTC thành xu hướng chủ đạo thông qua AMM và được gọi là “Uniswap” của mạng chuỗi khối ICP.

Gần đây, Bitfinity đã hoàn thành khoản tài trợ token trị giá 7 triệu USD với mức định giá 130 triệu USD, với sự tham gia của Polychain Capital, ParaFi Capital, Dokia Capital và Draft Ventures. Vào năm 2021, Bitfinity cũng nhận được 1,5 triệu đô la Mỹ trong vòng tài trợ hạt giống từ Polychain, a16z Crypto, Internet Computer, Dfinity và Draft Ventures.

Bitfinity hiện đang trong giai đoạn mạng thử nghiệm và thời gian ra mắt mạng chính vẫn chưa được công bố.

Rootstock – RSK

Đây là Sidechain cho Bitcoin, hỗ trợ EVM, đã mainnet từ 2019, 300TPS và tốc độ đóng block trong 30s, sử dụng cơ chế POW.

Rootstock sử dụng “merged minting” – cho phép miner bitcoin vừa mint bitcoin vừa tham gia bảo mật mạng lưới của Rootstock vì mạng lưới của Rootstock sử dụng chung thuật toàn đào giống Bitcoin với SHA-256 (nhưng độ khó đào thấp hơn). Sử dụng cơ chế này thì các node miner có thể vừa đào BTC vừa tham gia bảo mật Rootstock.

Babylon

Nhu cầu lending borrowing tăng lên khi mức độ phổ biến của Bitcoin tăng lên, các nền tảng lending sẽ mở rộng dịch vụ dành cho người nắm giữ Bitcoin, bao gồm cả việc vay và kiếm lãi. Điều này sẽ tiếp tục tài chính hóa Bitcoin và thu hút các tổ chức tài chính truyền thống.

Babylon cho phép người nắm giữ Bitcoin stake số Bitcoin nhàn rỗi của họ. Điều này không chỉ tăng cường tính bảo mật của chuỗi Proof-of-Stake (PoS) mà còn cho phép người dùng kiếm được lợi nhuận trong quá trình này. Babylon đề xuất giao thức Bitcoin staking giúp loại bỏ nhu cầu kết nối với chuỗi PoS, đảm bảo đảm bảo an ninh đầy đủ và có thể giảm thiểu cho chuỗi.

Ngoài ra, giao thức hỗ trợ hủy liên kết nhanh chóng, tối đa hóa tính thanh khoản cho người nắm giữ Bitcoin. Thiết kế plug-in mô-đun của nó giúp nó tương thích với nhiều thuật toán đồng thuận PoS khác nhau.

EastBlue

Account của EastBlue sẽ chạy qua hạ tầng NEAR chain abstraction, các ví Eastblue sẽ quản lý được toàn bộ tài sản trên bitcoin, và khi cần giao dịch thì các ví Eastblue sẽ chuyển quyền sở hữu tài sản (1 phần hoặc nhiều phần) sang các ví khác với mức phí giao dịch siêu rẻ, vì chỉ như một giao dịch bình thường trên NEAR cộng với tính phi tập trung vì hạ tầng chạy on-chain trên NEAR.

Chỉ khi nào user cần rút Bitcoin ra để chuyển sang mạng Bitcoin thì BTC mới thực sự được chuyển sang ví khác mạng Bitcoin.

Liquid Network

Liquid Network là một sidechain Lớp 2 nhằm mục đích cải thiện hiệu suất và chức năng của mạng Bitcoin. Ban đầu được dự định là một giải pháp mở rộng quy mô và nền tảng phát hành tài sản, Liquid hoạt động độc lập với Bitcoin, hoạt động trên cơ chế đồng thuận và sổ cái toàn cầu của riêng mình.

Liquid Network là một sidechain Bitcoin Lớp 2 cho phép người dùng di chuyển bitcoin của họ qua lại bằng cơ chế chốt hai chiều. Khi BTC được chuyển sang Mạng Liquid, nó sẽ được chuyển đổi thành Liquid BTC (L-BTC) theo tỷ lệ 1:1. Nó cũng hỗ trợ phát hành token và các tài sản kỹ thuật số khác

Nhóm dự án sử dụng giải pháp Rollups

Zerosync

Zerosync giới thiệu BitVM với khả năng chạy 1 số thuật toán onchain Bitcoin, hiện tại đã có proof of concept để chạy một số hàm đơn giản trên mạng lưới bitcoin.

Nhược điểm là cần lưu trữ rất nhiều data onchain (khá tốn tiền), có thể giảm phí này bằng cách phát triển được zkL2 cho Bitcoin, xử lý off-chain và lưu kết quả on-chain trên Bitcoin (nhưng đó là câu chuyện của tương lai rất xa).

Citrea

Citrea là Bitcoin L2 đầu tiên sử dụng zk, sử dụng công nghệ zk của RiskZero, được back bởi Chainway, Citrea sử dụng hạ tầng của BitVm. Dự án cũng đã raise được 2M$ vòng seed.

Về cơ bản là Citrea xử lý off-chain các tính toán, và lưu lại output cuối cùng vào Bitcoin thông qua việc khắc (inscription). Citrea sử dụng BTC là native token. Citrea có thể hỗ trợ EVM, thuộc type 2 zkEVM (tương tự zksync). Mặc dù vậy, như đã nhắc ở trên, giải pháp này là một tương lai xa.

B2 Network

B² Network được thành lập vào năm 2022. Mạng B² là mạng Bitcoin layer 2 được phát triển dựa trên ZK-Rollup. Nó tương thích với EVM và cho phép các nhà phát triển sinh thái EVM triển khai DApp một cách liền mạch.

B² Network đã tham gia roadshow dự án sinh thái Bitcoin của ABCDE vào tháng 11 năm 2023 và cuối cùng đã nhận được đầu tư. Theo ABCDE, các thành viên cốt lõi của nhóm kỹ thuật Mạng B² là thành viên tích cực của các cộng đồng nguồn mở Web3 chính thống như Ethereum, Bitcoin, Cosmos và Sui.

Vào ngày 18 tháng 12 năm 2023, B² Network đã công bố ra mắt mạng thử nghiệm Alpha MYTICA dành cho các đối tác. Các đối tác và nhà phát triển có thể triển khai DApp trên mạng thử nghiệm Mạng B².

Giao thức cross-chain của dự án Meson đã triển khai stablecoin USDC trên mạng thử nghiệm B² Network Alpha. Vào ngày 3 tháng 1, B² Network đã công bố kế hoạch quyên góp 1 triệu đô la để khuyến khích các nhà xây dựng sinh thái.

Kết luận

Sự xuất hiện của mạng Bitcoin Layer 2 có thể sẽ giải quyết hiệu quả các thách thức về khả năng mở rộng mà Bitcoin phải đối mặt, cung cấp các giải pháp nâng cao tốc độ giao dịch, giảm phí và mở khóa các khả năng mới. Ngoài những cải tiến về khả năng mở rộng, các giải pháp Bitcoin Lớp 2 còn giới thiệu khả năng lập trình nâng cao, mở đường cho các dịch vụ DeFi, quản lý tài sản,.. trên chuỗi khối Bitcoin.

Các giải pháp hiện nay vẫn còn khá sơ khai và về mặt kỹ thuật, chưa có giải pháp nào thực sự “thừa hưởng” tính bảo mật của Bitcoin. Nhưng chính sự sơ khai của Bitcoin L2 lại là cơ hội tốt đề đầu tư sớm cho một trend lớn nếu trong tương lai, có các dự án L2 hoạt động hiệu quả trên Bitcoin.