/ BLOG

Toàn Cảnh Thị Trường Crypto Năm 2022

Có thể nói chưa bao giờ chúng ta trải qua một mùa đông crypto khốc liệt như hiện tại. Nếu trong mùa đông năm 2019 – 2020, việc giảm giá của Bitcoin chủ

arrow white

Back

Dec 29, 2022

Written by

Logo

Thuynguyen

facebook instagram instagram

Có thể nói chưa bao giờ chúng ta trải qua một mùa đông crypto khốc liệt như hiện tại. Nếu trong mùa đông năm 2019 – 2020, việc giảm giá của Bitcoin chủ yếu đến từ phát biểu của các chính phủ về việc đào Bitcoin, sử dụng Bitcoin như phương tiện thanh toán,… thì trong chu kì lần này, mọi chuyện đã xảy ra hoàn toàn khác.

1. Kinh tế vĩ mô

Lượng tiền lớn được bơm nào nền kinh tế kể từ đại dịch Covid 19

Nhìn lại năm 2022 có thể thấy rằng diễn biến của tình hình kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hậu quả của đại dịch Covid và Chiến tranh Nga – Ukraine, nảy sinh ra vấn đề nhức nhồi về lạm phát và rủi ro suy thoái kinh tế tại nhiều nơi trên thế giới.

FED chính thức thực hiện nới lỏng định lượng – QE (Quantitative Easing) vào ngày 23 tháng 3 năm 2020. Gần 3000 tỷ đô la được bơm vào nền kinh tế thông qua chương trình QE nhằm cứu vãn nền kinh tế trong dịch covid.

Sau dịch, xu hướng gia tăng của bảng cân đối kế toán vẫn tiếp diễn tới năm nay, FED vẫn tiếp tục bơm tiền vào để phục hồi  kinh tế sau đại dịch. Cho tới ngày 9 tháng 3 năm 2022, chương trình QE mới kết thúc. Đỉnh điểm số tiền mà FED đã bơm vào nền kinh tế sau đại dịch là con số xấp xỉ 4400 tỷ đô, nâng tổng số tiền của FED trong nền kinh tế lên gấp gần 200% so với thời gian trước đại dịch (9000 tỷ so với 4600 tỷ trước đó).

Điều này có nghĩa là FED đang có mức độ tác động rất lớn lên thanh khoản của thị trường. Gần 9000 tỷ USD được bơm vào nền kinh tế, vậy khi họ thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ, bao gồm nâng lãi suất và QT đồng thời, tiền sẽ được rút ra và thị trường phải đứng trước áp lực thanh khoản rất lớn.

Chiến tranh Nga – Ukraine

Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga chính thức phát động cuộc xâm lược quân sự vào Ukraine. Diễn biến của cuộc chiến rất căng thẳng và gây thiệt hại nặng nề cho các bên liên quan, gây rắc rối lớn cho các nước lân cận và có thể nói đây là dramma chính trị lớn nhất trong nhiều thập kỉ qua.

Các nước phản đối hành động xâm lược đã trừng phạt Nga bằng các lệnh hạn chế hoặc thậm chí cấm nhập khẩu dầu từ Nga khiến nguồn cung năng lượng của Châu Âu trở nên khan hiếm.

Mặc dù cố gắng trừng phạt Nga bằng cách giảm nhập khẩu dầu, song Châu Âu vẫn không thể hoàn toàn thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung năng lượng của Nga. Các nước Châu Âu đều phải tìm cách để giảm bớt sự phụ thuộc, đặc biệt là sau khi Nga đóng đường ống dẫn dầu Nord Stream 1 vô thời hạn. Và tuy rằng Châu Âu cũng tuyên bố rằng sẽ độc lập về năng lượng nhưng điều đó sẽ xảy ra trong một tương lai xa.

Tình hình lạm phát tại Hoa Kỳ

Tháng 5 năm 2021, lạm phát của Hoa Kỳ bước vào xu hướng tăng và trong khi rất nhiều chuyên gia phố Wall dự báo lạm phát sẽ giảm về 3% trong đầu năm 2022 thì thực tế lại cho thấy điều ngược lại.

Lạm phát của Hoa Kỳ tiếp tục tăng cho tới khi đạt đỉnh vào tháng 7 năm 2022 với đỉnh của CPI là 9.1%, đỉnh của PCE là 6.8%. Đó là mức lạm phát cao nhất trong 40 năm trở lại đây.

Đối mặt với tình hình lạm phát tăng cao, FED đã đồng thời sử dụng hai vũ khí mạnh nhất của mình: Nâng lãi suất và Thắt chặt định lượng- QT.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của FED đã thể hiện rõ hiệu quả của nó trong việc kìm hãm và điều chỉnh lạm phát. Sau khi lạm phát theo chỉ số CPI đạt đỉnh vào tháng 7 đã kết thúc xu hướng tăng và giảm từ tháng 8 tới cuối năm.

Với những chính sách của FED, năm 2022 là năm của đồng Dollar khi chỉ số DXY-Dollar index tăng từ mức 94.5 điểm lên tới đỉnh là 114.7 điểm.

2. Kỳ vọng vào siêu chu kỳ tăng giá của Bitcoin liệu có thành sự thật?

Sự kì vọng và tin tưởng vào BTC $100K giai đoạn đầu năm

Năm 2022 tuy không phải khởi đầu như mơ nhưng cũng là một khởi đầu bằng sự hy vọng và tin tưởng của cộng đồng vào Bitcoin và thị trường Crypto.

Khởi đầu năm Bitcoin đang ở mức giá $46.3K sau khi giảm từ mức $69K tương đương với mức giảm 32% là mức điều chỉnh thường thấy trong một chu kì tăng trưởng. Sau khi phá mức ATH cũ là $63K thị trường tin chắc thị trường Crypto giai đoạn này sẽ giống với chu kì 2013 khi thị trường hình thành mô hình 2 đỉnh và đỉnh sau lớn hơn đỉnh cũ rất nhiều.

Và hầu hết mọi người tin tưởng rằng Bitcoin sẽ đạt $100K trong chu kì lần này. Sự tin tưởng này không chỉ đến từ các nhà đầu tư đơn lẻ mà ngay tới những KOLs lớn và một số quỹ đầu tư đều tin tưởng Bitcoin sẽ chạm mức giá $100K trong năm 2022. Tuy nhiên, trái lại với niềm tin đó, giá BTC đã giảm liên tục qua các biến động của kinh tế vĩ mô cũng như các tin tức xấu xảy ra liên tục, tính đến thời điểm hiện tại, giá BTC đã giảm hơn 75% từ ATH $69K tạo ra từ tháng 11/2021, sideway trong khu vực từ $15K – $18K.

Sự sụp đổ của LUNA – UST

UST khởi động một năm mới ở mức vốn hóa rơi vào khoảng $10B nhưng đã tiếp tục phát triển lên mức ATH gần $20B chỉ trong vòng vài tháng, trong khi đó dự án phải mất đến 2 năm ròng rã để đạt được con số $10B vốn hóa.

Khi bùng nổ thì ai ai, đâu đâu cũng nhắc tới Terra, tung hô hệ sinh thái này với những phát kiến tương lai, nhưng thực chất là nhìn vào mức lợi nhuận cam kết khủng từ việc gửi UST. Hơn nữa nền tảng Anchor Protocol còn cho phép tính lãi kép theo từng ngày nên lợi nhuận lại càng khủng khiếp hơn nữa.

Nền tảng Anchor không chỉ cho gửi UST để lấy lợi nhuận 20%/năm không mà còn cho phép thế chấp LUNA, AVAX, ETH để vay ra UST với mức APR 12%/năm. Nói nôm na thì Anchor lấy UST của người gửi đem đi cho vay thế chấp với hạn mức vay thế chấp là 50%. Tức là mỗi 100 UST của người gửi thì cho được 2 người vay mỗi người 50 UST mà tài sản người đi vay phải thế chấp phải là 100 UST. Bằng cách đó thì nền tảng sẽ có lãi 3-4% dư ra từ người vay phải trả.

Tuy nhiên điểm yếu bắt đầu xuất hiện khi càng ngày càng có nhiều người gửi UST vào lấy lãi chứ không có nhiều người có nhu cầu vay ra. Cầu nhiều hơn cung mà Anchor cứ tiếp tục duy trì mức APR gửi UST là 19-20%/năm thì sẽ liên tục lỗ. Nhưng Dokwon và Terra thông báo không phải lo lắng vì Luna Foundation Guard (LFG) đã liên tục bơm tiền vào Anchor để thành lập quỹ trả lợi nhuận cho người dùng gửi UST.

Sự sụp đổ bắt đầu từ ngày 08/05/2022, khi pool UST trên Curve bị xả mạnh, 85 triệu UST được xả vào pool 3Pool-UST trên Curve. Vì thanh khoản vừa bị rút, UST nhanh chóng depeg ở pool này. UST mất peg về 0,985 USD. Đội ngũ Terra đã cố gắng cân bằng tỷ giá và cứu UST khỏi de-peg nhiều lần. Tuy nhiên, giá BTC giảm kéo theo cả thị trường lao dốc cũng như LUNA panic sell theo, chính thức đưa Luna vào death spiral – vòng xoáy tử thần.

Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi sau đó, Terra trở thành sự sụp đổ hi hữu chưa từng xảy ra trong thị trường Crypto, giá LUNA và UST giảm 99%, hệ sinh thái 60 tỷ USD sụp đổ hoàn toàn, làm bốc hơi hơn 83 tỷ USD vốn hoá thị trường, và chính vì sự hi hữu đó kéo theo hàng loạt hệ luỵ đưa thị trường Crypto vào giai đoạn đen tối nhất lịch sử. Sự thất bại của hệ sinh thái Terra cũng gây ra thảm họa dây chuyền cho nhiều tay chơi lớn khác như 3AC, Celsius Network, Voyager Digital…

FTX Chính Thức Phá Sản

Vào ngày 11 tháng 11, FTX, FTX US, Alameda Research và hơn 100 chi nhánh đã nộp đơn xin phá sản ở Delaware. Sàn giao dịch nợ tới 8 tỷ đô la. Công ty cho vay tiền điện tử BlockFi, được liên kết với FTX, đã thông báo vào ngày 10 tháng 11 rằng họ đang tạm dừng hoạt động do sự sụp đổ của FTX.

Nguyên nhân đầu tiên lý giải cho thất bại này chính là các phương pháp quản lý có dấu hiệu bất hợp pháp. Theo tiết lộ của một số phương tiện truyền thông chuyên ngành của Mỹ, một “cửa sau” trong phần mềm kế toán của công ty đã cho phép hàng tỷ USD được chuyển vào Alameda Research, một quỹ đầu tư chuyên kinh doanh tiền điện tử và công ty này thuộc về Sam Bankman-Fried.

Tệ hơn nữa, “một phần” trong số hàng tỷ USD đó được trực tiếp lấy từ quỹ khách hàng FTX. Theo Wall Street Journal, nền tảng này đã thay mặt cho các khách hàng của mình nắm giữ lượng tiền điện tử trị giá lên tới 16 tỷ USD và đã “bòn rút” một nửa số tiền đó cho Alameda Research. Mặc dù phủ nhận sự thật này, Sam Bankman-Fried vẫn phải xác nhận đã chuyển 10 tỷ USD sang Alameda Research.

Phần lớn tài sản do FTX và Alameda Research nắm giữ được tạo thành từ các tài sản kém thanh khoản, bao gồm cả token FTT do nền tảng này tạo ra. Trước khi có những thông tin này, một số nhà đầu tư đã lo lắng về nguy cơ mất khả năng thanh toán của Alameda Research, và điều này đã khiến giá trị của FTT giảm từ 25,50 đô la vào đầu tháng 11 xuống còn 1,80 đô la chỉ trong vòng 10 ngày.

Những tác động đang diễn ra đối với tương lai của FTX và ngành công nghiệp tiền điện tử rộng lớn hơn những gì đang diễn ra và rất khó đánh giá tình hình trong thời gian sắp tới. Có lẽ chúng ta sẽ được nhìn thấy một khung pháp lý rõ ràng hơn sẽ được các chính phủ đưa ra nhằm giảm thiểu và hạn chế rủi ro từ các hoạt động trong thị trường tiền số hiện nay.

“Ông lớn” Binance cũng dính FUD? Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân ban đầu khiến cho sàn Binance bị FUD đó là việc xuất hiện báo cáo trên Reuters cho rằng sàn giao dịch này sẽ trở thành mục tiêu của một vụ kiện rửa tiền của Mỹ. Trước đó vào tháng 6 vừa rồi thì Reuters cũng đã cáo buộc sàn Binance là điểm nóng cho những kẻ rửa tiền. Binance sau đó cũng từng bác bỏ tất cả các tuyên bố như vậy.

Tiếp đó, liên tục những FUD khác tấn công tới sàn Binance như:

  • Việc rút tiền trên Binance đã bị tạm dừng đối với một số loại tiền điện tử nhất định
  • Tranh cãi việc Binance đã đóng tài khoản của nhà phân tích tiền điện tử CoinMamba vì tài khoản này đăng tweet chỉ trích Binance.
  • FUD dự trữ của Binance đang dần cạn kiệt

Với lượng lớn người dùng rút tiền khỏi sàn Binance thì có rất nhiều người lo lắng cho dự trữ của Binance. Từ ngày 12 đến 14/12, đã có 6 tỷ USD tài sản chảy ra khỏi Binance và CEO Binance Changpeng Zhao chỉ xem đây là một “stress-test” đơn thuần. Binance cũng đã nhiều lần tuyên bố không “biển thủ” tiền của người dùng cho bất kỳ giao dịch hoặc khoản đầu tư nào, không nợ bất kỳ ai cũng như không nằm trong danh sách chủ nợ của bất kỳ tổ chức nào vừa phá sản.

Trước sự khẳng định của CZ rằng sàn Binance vẫn tiếp tục xây dựng và phát triển dù có bao nhiêu FUD đi chăng nữa. Trên twitter cũng có rất nhiều người lên tiếng ủng hộ anh.

Có thể thấy sàn Binance vẫn đang hoạt động ổn định cho tới hiện tại dù đã có hàng tỷ USD bị rút khỏi sàn trong những ngày qua. Sức chịu đựng của sàn Binance hiện tại được đánh giá là tốt hơn FTX rất nhiều, tuy nhiên liệu Binance sẽ còn chịu được bao lâu thì chúng ta sẽ để thời gian trả lời.

3. Các tín hiệu tích cực

The Merge: Bước Ngoặt Của Ethereum Trong Lịch Sử Phát Triển

Năm 2022, Vitalik Buterin và các cộng sự vẫn kiên trì tạo dựng giá trị và thúc đẩy đổi mới cho Ethereum, tiêu biểu trong đó là thực hiện The Merge thành công. Dù sự kiện này không đem lại “cú hích” đích đáng cho thị trường như dự đoán, nó đã vẽ ra một viễn cảnh rõ ràng hơn cho crypto.

The Merge cùng việc chuyển từ bằng chứng công việc (PoW) sang bằng chứng cổ phần (PoS) đã giúp Ethereum dập tắt những chỉ trích về tác động môi trường. Sự kiện này cũng cải thiện tính kinh tế của Ethereum, vì mạng sẽ giảm phát trong một thời gian.

NFT Collectible Bùng Nổ Mạnh Mẽ

Năm 2022 là một năm đầy biến động đối với thị trường cryptocurrency nói chung và thị trường NFT nói riêng. Sau một năm 2021 với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền mã hóa và đặc biệt là các dự án GameFi, giá trị token của các dự án, đi kèm với nó là giá trị của các NFT trong mảng GameFi cũng tăng một cách chóng mặt (ví dụ như: Axie Infinity) thì sang đến năm 2022, các dấu hiệu của việc bắt đầu vào một chu kỳ giảm để thể hiện rõ rệt.

Năm 2022 đánh dấu một bước chuyển mình của thị trường NFT khi vị thế của các bộ sưu tập NFT có giá trị sưu tầm đang dần thay thế những NFT trong mảng GameFi trước đó. Đối với những người còn đang nghi ngờ rằng thật khó hiểu tại sao mọi người lại bỏ hằng trăm nghìn cho đến hàng chục triệu đô la cho một bức ảnh dạng JPEG hay các đoạn GIF, rằng tại sao người dùng lại bỏ quá nhiều thời gian trong việc đắm mình vào các cộng đồng trên discord với hi vọng lấy cho mình được một suất whitelist. Hãy cùng nhìn lại một bức tranh toàn cảnh của thị trường NFT trong năm 2022 để hiểu rõ hơn về điều đó.

Với sự phát triển của Web 2.0 sang Web 3.0 và sự kích thích từ việc sở hữu NFT, hành vi của người dùng đang dần được đổi mới, thay vì sở hữu những tài sản mang tính chất vật lý, nhu cầu của họ đang dần được chuyển dịch sang quyền sở hữu các tài sản kỹ thuật số.

Dựa theo các chỉ số trên Nansen’s Trend & Indexes, tính đến thời điểm 25/12, tổng khối lượng giao dịch của NFT chỉ tính trên mạng Ethereum đã đạt đến 8,77 triệu Ethereum với 2,86 triệu ví riêng biệt, đạt đến tổng giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường là hơn 11,3 tỷ đô la Mỹ. Con số này tương đương và lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội của nhiều quốc gia nhỏ như Kosovo, Togo và Somalia. Theo một bài báo cáo được công bố bởi Verified Market Research (VMR), tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 33,7% trong 8 năm tiếp theo và dự đoán răng tổng khối lượng vốn hóa của thị trường NFT có thể tăng đến 231 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030. Điều này vẫn cho thấy rằng vẫn còn rất nhiều người tin tưởng vào tiềm năng phát triển của thị trường NFT trong thời gian sắp tới.

Suy thoái và sụp đổ không phải chuyện lạ trong tiền điện tử, và lịch sử đã chứng minh thị trường vẫn tồn tại bất chấp bị “dính đòn” nặng nề. Trong năm nay, ngoài những sự cố nội bộ, xu hướng giảm chung của nền kinh tế toàn cầu cũng tác động đến thị trường. Lạm phát dai dẳng và khủng hoảng năng lượng do chiến tranh khiến dòng tiền chảy vào crypto bị bóp nghẹt. Đến hiện tại, 2022 có thể là năm đen tối nhất trong lịch sử tiền điện tử, nhưng cũng là năm để lại nhiều bài học quý giá nhất cho toàn ngành crypto.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên trang web này không phải là lời khuyên đầu tư và AZDAG không chịu trách nhiệm hoặc nghĩa vụ pháp lý đối với bất kỳ nội dung nào. Người đọc cần tự nghiên cứu trước khi thực hiện bất kỳ hành động đầu tư nào trong thị trường crypto.

Về AZDAG

AZDAG là quỹ đầu tư của Singapore tiên phong trong lĩnh vực phát triển các dự án blockchain và tài sản mã hoá khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi tập trung vào đầu tư các dự án đã có sản phẩm và niêm yết trên thị trường thứ cấp, ngoài ra AZDAG còn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp với giai đoạn đầu tập trung vào tiền kỹ thuật số và công nghệ Blockchain.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:

Website: https://azdag.com/

Twitter: https://twitter.com/Azdag_Venture