/ BLOG

Tìm hiểu hệ sinh thái Bitcoin – liệu có phải cuộc cách mạng cho Bitcoin?

I. Tổng quan hệ sinh thái Bitcoin Trong vài năm trở lại đây các thuật ngữ như DeFi, NFT, Gaming là các chủ đề nóng trong ngành công nghiệp tiền điện tử,

arrow white

Back

Mar 26, 2023

Written by

Logo

Thuynguyen

facebook instagram instagram

I. Tổng quan hệ sinh thái Bitcoin

Trong vài năm trở lại đây các thuật ngữ như DeFi, NFT, Gaming là các chủ đề nóng trong ngành công nghiệp tiền điện tử, có vẻ như Bitcoin và cộng đồng của nó đã bị lãng quên. Tuy nhiên, hệ sinh thái Bitcoin vẫn đang phát triển mạnh và đã có một số sự phát triển của các dự án và cộng đồng trong hệ sinh thái.

Là loại tiền điện tử lâu đời nhất và lâu đời nhất, Bitcoin luôn được coi là vàng kỹ thuật số, giá trị của nó nằm ở hàng rào chống lại các loại tiền tệ của chính phủ cũng như độ tin cậy và độ biến động thấp, ít nhất là so với các loại tiền điện tử khác. Bitcoin có khả năng thực hiện khoảng 7 giao dịch mỗi giây, hầu như không đủ cho một loại tiền tệ toàn cầu trong tương lai. Ngoài ra, lý do khiến Bitcoin gần đây bị tụt dốc là do nó thiếu hỗ trợ hợp đồng thông minh, nghĩa là các token và hợp đồng thông minh không thể được xây dựng trên Bitcoin.

Mặc dù Bitcoin không cung cấp hỗ trợ riêng cho các phát triển mới, nhưng có nhiều giải pháp đang được xây dựng để mang lại nhiều khả năng sử dụng hơn cho chuỗi khối. Ví dụ: Lightning Network, về cơ bản là layer 2 dành cho Bitcoin cho phép thực hiện các giao dịch P2P mà không mất phí. Lightning Network là cách chính mà những người sử dụng Bitcoin cho các giao dịch hàng ngày tương tác với nhau.

II. Các lần nâng cấp công nghệ của Bitcoin

Từ ngày đầu thành lập, BTC đã có nhiều sự kiện fork ra mắt người dùng, sau đây là những lần hark fork và soft fork đáng chú ý

  • Bitcoin XT: Được ra mắt vào cuối năm 2014, Bitcoin XT hướng đến 24 giao dịch mỗi giây. Để làm được điều này, nó đã tăng kích thước từ 1 Mb lên đến 8 Mb. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi ra mắt, dự án này đã mất đi sự chú ý của người dùng, dần dần cũng bị lãng quên.
  • Bitcoin Classic: Được ra mắt 2016, khác với Bitcoin XT, Bitcoin Classic chỉ có ý định tăng kích thước khối lên 2 MB. Đến thời điểm hiện tại thì dự án này vẫn tồn tại nhưng không nhận được nhiều sự chú ý nữa.
  • Bitcoin Unlimited: Được phát hành vào năm 2016, cho phép người khai thác quyết định kích thước khối với giới hạn các node trong phạm vi 16 Mb.. Hiện tại không còn được chấp nhận nữa.
  • Segregated Witness: Segregated Witness ra đời năm 2017 với mục đích giảm kích thước của các giao dịch BTC và cho phép các nhà giao dịch được diễn ra cùng lúc.
  • Bitcoin Cash: Bitcoin Cash cho phép các nodes với kích thước 8 Mb và không chấp nhận Segregated Witness.
  • Bitcoin Gold: Ra mắt vào tháng 10/2021. Mục đích để tạo ra đợt hard fork này là khôi phục các chức năng khai thác với các đơn vị GPU (xử lý đồ họa cơ bản)
  • Soft fork Taproot: Cập nhật thành công vào tháng 11/2021, giúp cải thiện các tập lệnh của Bitcoin, giúp tăng tính riêng tư và cải thiện các yếu tố khác có liên quan tới các giao dịch phức tạp.

III. Ưu và nhược điểm của các dự án khi triển khai trên Bitcoin

1. Ưu điểm:

  • Bitcoin là loại tiền điện tử lâu đời nhất, vốn hóa lớn nhất trong thị trường tiền điện tử, nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức lớn
  • Cộng đồng đông đảo: bao gồm các node, miner, nhà đầu tư và nhà phát triển trên toàn thế giới

2. Nhược điểm

  • Tốc độ giao dịch chậm: Tốc độ giao dịch trên Bitcoin rơi vào khoảng 5 TPS, tốc độ giao dịch khiến cho các ứng dụng xây dựng trên Bitcoin trở nên khó khăn và giới hạn khả năng mở rộng
  • Cơ sở hạ tầng hạn chế
  • Sự cạnh tranh của các blockchain khác, đặc biệt là Ethereum với hệ sinh thái rộng lớn của mình

IV. Các mảnh ghép nổi bật trong hệ sinh thái Bitcoin

Hệ sinh thái Bitcoin có khá nhiều dự án thuộc các mảng khác nhau như infracstructure, DeFi, NFT, payment,…. Tuy nhiên các dự án xây dựng trực tiếp trên Bitcoin có số lượng ít, phần lớn các dự án được xây trên các giải pháp mở rộng layer 2 như Lightning Network,…hoặc tích hợp vào mạng Bitcoin chứ không triển khai trực tiếp.

1. Infracstructure (cơ sở hạ tầng)

Vì các hạn chế về tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng của mình, đã có nhiều giải pháp mở rộng layer 2 được xây dựng nhằm giúp mạng lưới Bitcoin tăng tốc độ xử lý giao dịch, đồng thời giảm thiếu chi phí giao dịch

  • Lightning Network: là giải pháp Layer 2 được triển khai rộng rãi Bitcoin. Giải pháp này bao gồm các node liên kết với nhau thông qua các kênh giao dịch (Payment channel). Người dùng có thể thực hiện giao dịch thông qua qua kênh thanh toán này vào bất kì lúc nào, sau đó họ chỉ cần viết trạng thái giao dịch cuối cùng xảy ra trên kênh thanh toán lên blockchain
  • Stacks: là một nền tảng blockchain phụ trợ cho Bitcoin, cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApps) sử dụng Bitcoin như làm cơ sở hạ tầng.
  • Mintlayer: Layer 2 của Bitcoin, nhưng không kết nối với bitcoin. Mintlayer giúp tăng khả năng mở rộng dài hạn, đảm bảo phí thấp và giao dịch nhanh chóng, ngay cả với thông lượng cao. Bên cạnh đó, Mintlayer còn giúp tăng khả năng tương tác, tăng cường phi tập trung và đảm bảo quyền riêng tư cho các giao thức.

2. Bitcoin DeFi

Tài chính phi tập trung (DeFi) đã đạt được thành công to lớn kể từ năm 2020, với gần như toàn bộ sự tăng trưởng đó được thúc đẩy bởi Ethereum. Ethereum đã mở đường cho các dịch vụ và công cụ tài chính mới như DEX, Lending hay NFT.

Ngược lại, việc phát triển các ứng dụng phi tập trung (DApps) hỗ trợ hợp đồng thông minh là không thể thực hiện được trên chuỗi khối Bitcoin cho đến khi nâng cấp Taproot, mở ra cánh cửa cho DeFi trên Bitcoin. Bản nâng cấp Bitcoin Taproot đã mở khóa tiềm năng tạo DApps trên Bitcoin, thúc đẩy phong trào DeFi trên mạng Bitcoin.

a. Các dự án DeFi nổi bật trên Bitcoin

BadgerDAO

BadgerDAO là một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) giúp BTC có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp trên nhiều DApp khác nhau. BadgerDAO sử dụng token BADGER trên Ethereum để quản trị giao thức và phân phối các chương trình incentive.

Người dùng có thể kiếm thu nhập từ BadgeDAO bằng cách:

  • Deposit BTC (dưới dạng synthentix asset) trong Sett Vaults (là một nhóm các token và để hợp đồng thông minh quản lý để tạo ra lợi nhuận), BadgeDAO sẽ deposit các loại tài sản trong vault vào các giao thức DeFi để cung cấp thanh khoản, người dùng sẽ nhập được lợi nhuận từ hoạt động này.
  • Sản phẩm thứ hai của Badger được gọi là Digg, được chốt với giá BTC bằng đô la Mỹ. Giống như bất kỳ token nào khác, DIGG có thể được gửi vào SETT để mang lại lợi nhuận cho những người nắm giữ nó và được sử dụng trong các giao thức DeFi.

Ren

Ren được thiết kế để cung cấp tính linh hoạt trong việc chuyển đổi tiền điện tử giữa các blockchain khác nhau. Bằng cách khóa các loại tiền điện tử như Bitcoin (BTC), Bitcoin Cash (BCH) và Zcash (ZEC) vào Ren, người dùng có thể đúc các mã thông báo tương đương ERC-20 RenBTC, RenBCH và RenZEC với tỷ lệ 1:1 trên Ethereum.

Những token ERC-20 mới này có thể được sử dụng trong các sản phẩm DeFi cho nhiều chức năng như giao dịch, quản lý danh mục đầu tư, vay và cho vay. Các tài sản gốc được giữ an toàn trong Ren và có thể được mở khóa bất cứ lúc nào bằng cách trả phí.

Liquid Network

Liquid Network là giải pháp layer 2 dành cho bitcoin giúp giảm thời gian thanh toán, tăng tính bảo mật cho giao dịch và token hoá nhiều loại tài sản khác nhau.

Liquid Network sử dụng một tài sản nội bộ của mình là đồng Liquid Bitcoin (L-BTC). L-BTC được bảo chứng hai chiều với Bitcoin (BTC), cho phép người sử dụng chuyển đổi qua lại giữa hai đồng coin này tuỳ ý muốn. Liquid Network muốn hướng mục tiêu đến những tổ chức và sàn giao dịch lớn, những đơn vị mà thường xử lí các thương vụ có giá trị khổng lồ.

b. Tương lai của Bitcoin DeFi

Với các giải pháp mở rộng quy mô Bitcoin như Rootstock, Stack, Liquid Network,…. DeFi đang chảy vào mạng Bitcoin. Tuy nhiên, DeFi trên Bitcoin khó tiếp cận hơn so với trên Ethereum và các nền tảng hợp đồng thông minh khác, chẳng hạn các nhà phát triển muốn chọn chuỗi khối Bitcoin để phát triển DApps hoặc đúc NFT, họ cần dựa vào các giải pháp layer 1 hoặc layer 2, đây là một cản trở khá lớn đối với hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin. Nhìn chung, hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin còn khá non trẻ và có nhiều hạn chế so với các blockchain khác.

3. Bitcoin NFT

Bitcoin NFT là các NFT được mint ra từ giao thức Ordinals, một giao thức cho phép người dùng mint NFT trên mạng lưới Bitcoin, được kỹ sư phần mềm tên Casey Rodarmor tạo ra từ năm 2022, chính thức hoạt động đầu năm 2023.

Bitcoin Ordinals là một cơ chế cho phép người dùng gắn data (hình ảnh, văn bản…) vào một đơn vị satoshi của Bitcoin. Mỗi Bitcoin có 100,000,000 satoshi, điều đó có nghĩa rằng người dùng có thể mint 100 triệu NFT trên 1 Bitcoin. Nhờ tính năng của Bitcoin Ordinals mà Bitcoin đã được “thổi một làn gió mới” khi người dùng có thể mint và giao dịch NFT ngay trên Bitcoin.

a. Tại sao Bitcoin Ordinals ra đời?

Hiện nay Bitcoin là đồng coin lớn nhất thị trường crypto với vốn hoá dẫn đầu. Tuy nhiên, trái ngược với đó, hệ sinh thái Bitcoin đang lạc hậu rất nhiều so với đối thủ lớn khác như Ethereum, Solana…

Điều này được lý giải do sự hạn chế của Bitcoin trong việc triển khai hợp đồng thông minh, dẫn đến việc không có nhiều ứng dụng phi tập trung (DApp) có thể xây dựng được trên Bitcoin.

Vì thế nên thay vì phát triển trên Bitcoin, hầu hết các ứng dụng phi tập trung liên quan đến DeFi hay NFT đều được phát triển trên các nền tảng khác ngoài Bitcoin như Ethereum, Solana, Polygon. Đây là điều khiến cho hệ sinh thái Bitcoin đang rất lạc hậu và hiện đang cần một giải pháp mới có thể mang lại “làn gió mới” cho Bitcoin. Đây chính là nguyên nhân ra đời của Ordinals.

b. Sự khác biệt giữa NFT trên Bitcoin và NFT trên Ethereum

NFT được tạo ra trên Ethereum qua hợp đồng thông minh. Nhưng dữ liệu của NFT đó thì được lưu ở một nơi khác nằm ngoài chuỗi (off-chain). Chúng có thể được lưu trên IPFS (là một hệ thống lưu trữ phi tập trung). Thông thường người dùng sẽ tải dữ liệu hoặc hình ảnh lên IPFS thông qua pinata. Sau đó triển khai hợp đồng ERC-721 và dán token URL vào. Đó là cách tạo ra NFT trên Ethereum.  Còn về việc IPFS tồn lại bao lâu và phi tập trung như thế nào thì cần thêm thời gian để có thể xác định.

Với Bitcoin NFT, dữ liệu sẽ được khắc trên satoshi, nó sẽ nằm trực tiếp vào luôn trong blockchain của Bitcoin. Khiến các NFT đó có thể sống, tồn tại, và hưởng toàn bộ các đặc tính của Bitcoin như phi tập trung và bảo mật.

Ngoài ra, các NFT trên Ethereum thường thu phí bản quyền tác giả trên mỗi NFT bán ra, Ordinals thì không có phí này.

Tất cả các nội dung được đưa lên blockchain Bitcoin sẽ nằm lại tại đó và là một phần của mạng lưới. Nó sẽ không bị mất, trừ khi cả blockchain Bitcoin biến mất. Người dùng sẽ mất phí tỷ lệ thuận với kích thước nội dung NFT đưa vào Bitcoin. Chi phí để ghi một hình ảnh lên chuỗi khối Bitcoin có thể tốn hàng chục đô la tùy thuộc vào kích thước của nó.

NFT trên Ethereum thì được mua bán tại các chợ NFT. Còn hiện tại các NFT trên Bitcoin thì chỉ có phương pháp mua bán thông qua OTC (mua bán không qua sàn giao dịch). Được thảo luận và mua bán thông qua kênh Discord của dự án.

c. Ảnh hưởng của Bitcoin Ordinals tới Bitcoin

Tác động tích cực

  • Thu hút dòng tiền tới hệ sinh thái Bitcoin: Bitcoin Ordinals giúp gia tăng dòng tiền đến Bitcoin và các đồng coin thuộc mạng lưới của nó. Từ khi Ordinals đi vào hoạt động đến hiện tại, đã có hơn 500 nghìn inscription được tạo ra, đem lại khoản phí không hề nhỏ cho các miners
  • Hệ sinh thái sôi động, khối lượng giao dịch tăng: Bitcoin Ordinals đã tạo ra làn sóng giao dịch NFT trên Bitcoin, qua đó đẩy khối lượng giao dịch trên hệ này lên tầm cao mới.
  • Lợi nhuận cho miner: Bitcoin Ordinals đã thu hút lượng người dùng cũng như lượng giao dịch mới cho Bitcoin, qua đó giúp thợ đào thu được khoản lợi mới.
  • Tăng độ ứng dụng cho Bitcoin: Từ trước tới giờ ứng dụng lớn nhất của Bitcoin chỉ nằm ở mảng thanh toán. Với Bitcoin Ordinals, tính ứng dụng của Bitcoin đã tăng lên đáng kể.
  • Tuy nhiên việc Bitcoin Ordinals ra đời đã nhận không ít lo ngại của cộng đồng như:
  • Phí giao dịch Bitcoin tăng lên: Khi khối lượng giao dịch tăng đột biến thì phí giao dịch trên Bitcoin cũng tăng lên.
  • Tốc độ giao dịch có thể giảm xuống: Khi lượng người dùng mới tăng trưởng đột biến mà Bitcoin chưa kịp thời mở rộng để đáp ứng thì tốc độ giao dịch có thể sẽ bị ảnh hưởng.
  • Khối lượng dữ liệu trên Bitcoin sẽ nặng hơn: Kích thước mỗi khối trên BTC sẽ tăng đột biến vì phải chứa thêm một lượng lớn dữ liệu mã hóa hình ảnh. Từ đấy khả năng xử lý giao dịch Bitcoin sẽ bị ảnh hưởng, các thợ đào buộc phải nâng cấp phần cứng.
  • Tạo ra sự bất cân xứng giá trị cho Satoshi: Trước đây những satoshi có giá trị bằng nhau. Nay với Bitcoin Ordinals, những satoshi gắn với NFT hiếm có thể sẽ có giá cao hơn satoshi thường. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là lo ngại mà thôi chứ chưa thấy ảnh hưởng đáng kể nào.

Nhờ việc Bitcoin Ordinals ra đời, NFT trên Bitcoin đã nhận được sự chú ý cũng như dòng tiền lớn từ cộng đồng. Nhiều người đã đua nhau đấu giá những bộ NFT mới trên này khiến cho giá sàn nhiều bộ đã tăng trưởng cấp số nhân. Tuy nhiên, Ordinals vẫn đang ở giai đoạn đầu và còn thiếu sót một số tính năng để phát triển lâu dài.

V. Kết luận

Từ đầu năm 2023 đến nay, hệ sinh thái Bitcoin đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là Bitcoin NFT sắp chạm ngưỡng 600 nghìn NFT được mint. Bên cạnh đó, các mảng khác như DeFi, Tools, cơ sở hạ tầng,… cũng đang bắt đầu được chú ý. Tuy nhiên, với nhiều hạn chế của bản thân mạng Bitcoin, cùng với việc đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về kỹ thuật khi tiếp xúc với các sản phẩm trên hệ sinh thái, đây là các hạn chế mà Bitcoin cần phải đối mặt trước khi đạt mass adoption.