/ BLOG

Real World Asset – cầu nối giữa nền kinh tế TradFi và DeFi

1. Real World Asset là gì Real World Asset (Tài sản trong thế giới thực) là tài sản tồn tại ngoài chuỗi, nhưng được mã hóa và đưa vào chuỗi để sử dụng

arrow white

Back

Apr 14, 2023

Written by

Logo

Thuynguyen

facebook instagram instagram

1. Real World Asset là gì

Real World Asset (Tài sản trong thế giới thực) là tài sản tồn tại ngoài chuỗi, nhưng được mã hóa và đưa vào chuỗi để sử dụng trong DeFi.

Để đưa tài sản trong thế giới thực vào DeFi, tài sản phải được “mã hóa” – một quá trình chuyển đổi thứ gì đó có giá trị tiền tệ thành tài sản kỹ thuật số để giá trị của nó có thể được biểu thị và giao dịch trên blockchain. Theo cách này, RWA đơn giản là các token đại diện cho giá trị của một tài sản trong thế giới thực, được đưa vào chuỗi để nó có thể được sử dụng trên giao thức DeFi. Bất kỳ tài sản thế giới thực nào có giá trị tiền tệ được xác định rõ ràng đều có thể được đại diện bởi RWA.

RWA có thể đại diện cho các tài sản hữu hình, chẳng hạn như vàng và bất động sản, cũng như các tài sản vô hình, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ hoặc tín chỉ carbon. Dưới đây bao gồm danh sách không đầy đủ các loại tài sản trong thế giới thực có thể được đưa vào blockchain thông qua RWA.

2. Mục đích của RWAs

Sự quan tâm của cộng đồng thời gian gần đây đã thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của RWA, tuy nhiên, mục đích thực sự đằng sau RWA nằm ở tiềm năng dài hạn của nó. Động lực chính đằng sau việc đưa tài sản trong thế giới thực lên blockchain là niềm tin rằng về lâu dài DeFi sẽ mang đến những cơ hội đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn cho những người nắm giữ tài sản, điều không thể tìm thấy trong các hệ thống tài chính truyền thống.

Trong suốt lịch sử, các hệ thống tài chính truyền thống (TradFi) đã dựa vào các hệ thống trung gian, bao gồm người trung gian, quy trình kiểm tra và các quy định hiện hành. Mặc dù các hệ thống trung gian này đã giúp thiết lập một mức độ bảo mật và kiểm soát nhất định, nhưng chúng đã phải trả giá bằng hiệu quả sử dụng vốn và chi phí cơ hội giảm đáng kể cho những người nắm giữ tài sản. Hiệu quả và cơ hội giảm dần khi những người tham gia không sẵn sàng trả phí cho các trung gian tìm kiếm, bị cơ quan quản lý tập trung từ chối tiếp cận thị trường hoặc không thoải mái khi giao dịch trong một hệ thống mà tài sản của họ được kiểm soát bởi bên thứ ba.

Các hệ thống tài chính phi tập trung (DeFi) hứa hẹn sẽ loại bỏ một số hạn chế trong TradFi, đồng thời mang lại những cải tiến quan trọng liên quan đến hiệu quả sử dụng và cơ hội cho những người nắm giữ tài sản. DeFi giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn các hệ thống trung gian có trong TradFi để phân cấp hiệu quả các thành phần tham gia.

Trong Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu năm 2022 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, IMF đã phát hiện ra rằng cách tiếp cận đa dạng của DeFi đối với thị trường tài chính giúp tiết kiệm chi phí vượt trội so với các hệ thống TradFi. Khoản chi phí tiết kiệm chủ yếu được tích lũy do không có chi phí nhân công và chi phí vận hành, thường cao trong các hệ thống TradFi do hệ thống trung gian phức tạp của chúng.

Ngoài việc loại bỏ hệ thống trung gian, DeFi cũng cho phép các đổi mới mang phong cách riêng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thúc đẩy các cơ hội tạo ra lợi nhuận

  • Mô hình Nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) cho phép chủ sở hữu tài sản truy cập tức thời vào nguồn thanh khoản để thực hiện giao dịch nhanh chóng, đây là những động lực đầu tư thường không được tìm thấy trong các hệ thống thanh toán truyền thống.
  • Chủ sở hữu tài sản có khả năng dễ dàng phân chia giá trị và phân bổ vốn đầu tư thông qua token. Nghĩa là các nhà đầu tư có thể dùng token tham gia vào nhiềucác loại thị trường khác nhau trong không gian DeFi.
  • Tính minh bạch của sổ cái blockchain cung cấp cho những người tham gia thị trường sự rõ ràng về luồng giao dịch, quyền sở hữu tài sản và giá thị trường, những thứ có xu hướng bị ẩn trong các hệ thống TradFi.

3. RWAs hoạt động như thế nào?

Quá trình RWA trở thành tài sản trên blockchain được trải qua ba giai đoạn:

(1) Xác thực ngoài chuỗi

(2) Kết nối thông tin lên chuỗi

(3) Cung và cầu của các giao thức RWA

(1) Xác thực ngoài chuỗi

Một tài sản trong thế giới thực muốn được đưa lên DeFi, trước tiên phải được xác thực ngoài chuỗi để làm rõ các thông tin về giá trị của tài sản, người sở hữu tài sản và quy trình pháp lý nào bảo vệ mọi quyền tài sản liên quan.

  • Giá trị kinh tế: Giá trị kinh tế của tài sản có thể được thể hiện bằng giá trị thị trường của tài sản đó ở các thị trường truyền thống, dữ liệu hiệu suất, tình trạng của nó hoặc bất kỳ thông số kinh tế nào khác.
  • Quyền sở hữu & Tính hợp pháp của quyền sở hữu: Quyền sở hữu tài sản có thể được chính thức hóa bằng chứng thư, thế chấp, hóa đơn hoặc bất kỳ giấy tờ nào khác về quyền sở hữu của chủ tài sản.
  • Pháp lý: Trong trường hợp có bất kỳ sự tranh chấp pháp lý nào liên quan đến việc đại diện/quyền sở hữu một tài sản, cần có một quy trình giải quyết được xác định rõ ràng. Thông thường, điều này bao gồm việc hiểu các thủ tục pháp lý cụ thể về tài sản để thanh lý, giải quyết tranh chấp và thực thi.

(2) Kết nối thông tin lên chuỗi

Tiếp theo, thông tin liên quan đến giá trị kinh tế và quyền sở hữu của tài sản được đưa vào chuỗi để lưu trữ trong sổ cái chuỗi khối.

  • Tokenization: Thông tin được thu thập trong giai đoạn Xác thực ngoài chuỗi được dịch thành mã và được biểu thị bằng siêu dữ liệu (metadata) của token. Siêu dữ liệu này có thể được truy cập bằng blockchain, cung cấp đầy đủ tính minh bạch về giá trị kinh tế và quyền sở hữu của tài sản.
  • Công nghệ quản lý: Đối với các tài sản yêu cầu một số loại giám sát theo quy định hoặc được coi là chứng khoán, tồn tại các công nghệ quản lý khác nhau phục vụ cho việc tích hợp tài sản vào DeFi một cách tuân thủ pháp luật.
  • Oracles: Để RWA mô tả chính xác giá trị của một tài sản tồn tại ngoài chuỗi, nó yêu cầu dữ liệu bên ngoài. Các nhà cung cấp dữ liệu oracles phi tập trung, chẳng hạn như Chainlink, được sử dụng để cung cấp dữ liệu tài sản ngoài chuỗi cho các giao thức DeFi.

(3) Cung và cầu của các giao thức RWA

Các giao thức DeFi chuyên cung cấp RWA là nhân tố chính thúc đẩy toàn bộ quá trình này. Hầu hết các giao thức DeFi chuyên về RWA, vừa đóng vai trò là điểm khởi đầu của các RWA mới, vừa là thị trường cho các sản phẩm cuối RWA.

  • Về phía cung, các giao thức DeFi giám sát nguồn gốc của RWA.
  • Về phía cầu, các giao thức DeFi tạo điều kiện cho các nhu cầu của nhà đầu tư trong DeFi nhằm tạo lợi nhuận từ RWA.

4. Các dự án RWA nổi bật

a. MakerDAO

MakerDAO là một nền tảng cho vay có thế chấp trên Ethereum đã đạt được nhiều tiến bộ về việc áp dụng RWA.

MakerDAO cho phép người vay gửi tài sản thế chấp vào các vault để họ có thể vay DAI – stablecoin của giao thức được gắn peg với đô la Mỹ. Vault chỉ đơn giản là hợp đồng thông minh, giữ tài sản thế chấp của người đi vay cho đến khi tất cả DAI đã vay được trả lại. Miễn là giá trị của tài sản thế chấp duy trì trên một ngưỡng cụ thể, người đi vay sẽ có toàn quyền kiểm soát tài sản thế chấp của họ. Tuy nhiên, nếu giá trị của tài sản thế chấp giảm xuống dưới mức tài sản thế chấp, kho tiền sẽ tự động thanh lý tài sản thế chấp thông qua quy trình đấu giá để khoản vay có thể được hoàn trả cho giao thức.

Các loại tài sản thế chấp mà người vay có thể sử dụng được xác định bởi DAO quản trị của giao thức, MakerDAO. Vào năm 2020, MakerDAO đã bỏ phiếu cho phép người vay có khả năng gửi tài sản thế chấp dựa trên RWA vào kho tiền. Ngoài cuộc bỏ phiếu này, MakerDAO còn tài trợ cho việc phát triển oracle, để giá trị của tài sản thế chấp dựa trên RWA trên nền tảng có thể được định giá liền mạch với giá trị của tài sản thế chấp ngoài chuỗi.

Hiện tại, giá trị của các vault RWA của MakerDAO là hơn $629M (12/04/2023). Điều này có nghĩa là thông qua các khoản vay được hỗ trợ bởi RWA, MakerDAO đã có thể mở rộng quy mô số lượng DAI được phát hành ra thị trường. Hơn nữa, điều này có nghĩa là có RWA trị giá hơn $629M giúp duy trì sự ổn định mức peg 1$ của DAI.

Ngoài ra, MakerDAO đã được hưởng lợi từ doanh thu lãi được trả bởi những người vay trong vault RWA. Mặc dù tổng doanh thu của MakerDAO đã giảm trong năm qua do sự suy thoái của thị trường tiền điện tử, nhưng vault RWA đã tạo ra doanh thu $23M hàng năm cho MakerDAO.

Một số bên vay tổ chức khác đã tạo ra các vault thế chấp RWA trên MakerDAO. Kế hoạch phân bổ vốn của họ cho khoản nợ rất đa dạng. Ví dụ 6s Capital phân bổ vốn cho các khoản vay có bảo đảm để phát triển bất động sản thương mại; New Silver dùng tiền vay để tài trợ mua hoặc xây dựng tài sản nhà ở;….

b. Goldfinch

Goldfinch là một giao thức giúp các doanh nghiệp tiếp cận hoạt động cho vay tiền điện tử mà không cần phải thế chấp tài sản bằng tiền điện tử. Thay vào đó, các khoản vay được thế chấp bằng RWA. Bằng cách cho phép các khoản vay được thế chấp bằng RWA thay vì tiền điện tử, Goldfinch cho phép hầu hết mọi doanh nghiệp có được khoản vay tiền điện tử. Khoản vay bằng tiền điện tử có thể cực kỳ có lợi cho doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi nếu quốc gia của họ không có cơ sở hạ tầng tài chính đầy đủ hoặc nếu đồng tiền bản địa của họ dễ bị mất giá.

Mô hình hoạt động của Goldfinch

(1) Borrower (Người vay) tìm kiếm các nguồn vốn và đề xuất các “Borrower Pool” cho các Backer tham gia. Các Borrower Pool sẽ bao gồm các thông số mà các Borrower đặt ra để cho vay như tiêu chí về lãi suất và kì hạn vay.

(2) Backer: Tham gia vào các Borrower Pool và quyết định sẽ cung cấp một khoản vốn đầu tiên vào các pool nào. Sau khi các Backer cung cấp vốn, Borrower sẽ có thể bắt đầu vay và trả theo các kì hạn lãi suất trong Borrower Pool.

(3) Các Liquidity Provider cung cấp vốn cho Senior Pool để kiếm được lợi nhuận thụ động. Senior Pool sử dụng Leverage Model để tự động phân bổ vốn cho Borrower Pool, dựa trên số lượng backer đang tham gia vào chúng. Khi Senior Pool phân bổ vốn, một phần lãi của nó sẽ được phân bổ lại cho Backer. Điều này làm tăng lợi tức hiệu quả của Backer, điều này khuyến khích họ vừa cung cấp vốn chịu tổn thất đầu tiên có rủi ro cao hơn vừa thực hiện công việc đánh giá Borrower Pool.

(4) Auditor là người bỏ phiếu để phê duyệt Borrower, điều này là bắt buộc trước khi họ có thể vay. Các Auditor được lựa chọn ngẫu nhiên bởi giao thức và họ cung cấp một kiểm tra cấp độ con người để bảo vệ chống lại hoạt động gian lận.

c. Ondo Finance

Ondo Finance mang đến các sản phẩm cấp tổ chức, từ trái phiếu chính phủ đến trái phiếu lãi suất cao cho DeFi. Ondo đã tạo ra ba quỹ đầu tư khác nhau, OUSG (Quỹ trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ ngắn hạn), OSTB (Quỹ trái phiếu đầu tư ngắn hạn) và OHYG (Quỹ trái phiếu doanh nghiệp lợi suất cao). Sau đó, họ token hóa các quỹ này để trở thành RWA (được gọi là fund tokens). Sau khi người dùng tham gia vào quy trình KYC/AML, họ có thể giao dịch fund tokens và sử dụng các fund tokens đó trong các giao thức DeFi được phép.

Giao thức Ondo là một trong số ít giao thức xây dựng thị trường RWA tín dụng công. Cho phép truy cập vào thị trường tín dụng công trên blockchain, có nghĩa là người dùng blockchain có một lượng vốn đáng kể trên chuỗi, có thể giữ nó trên chuỗi, đồng thời kiếm được tiền lãi bên ngoài thị trường tiền điện tử, trong các sản phẩm thu nhập cố định tương đối an toàn hơn. Dịch vụ này đã trở nên có nhu cầu cao như một phương tiện quản lý tiền mặt trên chuỗi, vì lợi suất DeFi thực đã giảm và lãi suất tăng trên thị trường tín dụng công.

5. Xu hướng phát triển của RWA trong tương lai

a. Blockchain Layer 1 dành riêng cho các giao thức RWA

Hiện tại, các giao thức RWA được triển khai nhiều nhất trên các blockchain layer 1 không cần cấp phép (permissionless) như Ethereum hay BNB Chain. Mặc dù có những lợi ích khi triển khai trên các permissionless blockchain (dễ phát triển và hiệu ứng mạng lưới mạnh mẽ), nhưng cũng có những nhược điểm về mặt vận hành và kỹ thuật.

  • Về mặt cấu trúc: các permissionless blockchain được tạo ra để công khai, không bị hạn chế bởi bất kỳ quy định hoặc bên thứ 3 cho phép. Nhiều giao thức RWA, đặc biệt là những giao thức mang chứng khoán hoặc tài sản tín dụng vào blockchain, được yêu cầu tuân theo các quy định và người dùng trên các giao thức này phải trải qua quy trình KYC/KYB nghiêm ngặt. Bản chất của các giao thức RWA này về mặt cấu trúc không phù hợp với quyền truy cập công khai, thả nổi tự do mà các các permissionless blockchain cung cấp.
  • Về mặt vận hành: các tiêu chuẩn token được thiết lập sẵn và tính minh bạch của các permissionless blockchain có thể không phù hợp với các giao thức RWA. Các tiêu chuẩn token trên các blockchain này cho phép các hợp đồng thông minh của các ứng dụng DeFi phát triển. Tuy nhiên, các quy ước này có thể bị hạn chế và về mặt hoạt động, thường không thể đại diện cho các đặc điểm riêng của tài sản trong thế giới thực. Ngoài ra, tất cả các hoạt động và giao dịch trên permissionless blockchain là minh bạch và có thể được theo dõi trên sổ cái công khai. Đối với một số thị trường RWA nhất định, có thể có thông tin nhạy cảm cần được giữ bí mật. Ví dụ: nếu một tài sản bất động sản được đại diện là RWA, người bán tài sản hoặc người mua tài sản đó có thể không muốn tiết lộ vị trí chính xác vì mục đích bảo mật.

Để đối phó với các hạn chế về cấu trúc và hoạt động, các blockchain layer 1 được xây dựng tùy chỉnh đang được phát triển để đáp ứng các yêu cầu của các giao thức RWA. Khi RWA tiếp tục phát triển, sẽ kéo theo sự phát triển của các permissioned layer 1 blockchain, phù hợp hơn với xử lý các trường hợp sử dụng RWA.

b. Quy định và Thực thi

Để RWA có thể tồn tại lâu dài, sự rõ ràng về quy định và các biện pháp thực thi của RWA phải bắt kịp với những đổi mới. Ở hầu hết các quốc gia hiện nay đang thiếu quy định rõ ràng để quản lý việc mã hóa và chứng khoán hóa tài sản trong thế giới thực. Sự rõ ràng hơn nữa về quy định sẽ tạo điều kiện tiếp tục phát triển và đổi mới trong không gian.

Hơn nữa, các cơ chế thực thi bảo vệ giá trị của RWA không được thiết lập tốt. Ví dụ trong trường hợp người đi vay không trả được nợ và phải thanh lý tài sản thế chấp RWA của họ để trả lại cho người cho vay. Do tài sản thế chấp không phải là mã thông báo ERC-20 thanh khoản, nên việc thanh lý các tài sản này để thu hồi vốn cho vay có thể phức tạp hơn nhiều so với các khoản vay có tài sản thế chấp bằng tiền điện tử. Do đó, một quy trình thanh lý thay thế phục vụ người cho vay phải được sử dụng.

Ngoài ra, phải có một cơ chế thực thi ngoài chuỗi và ràng buộc về mặt pháp lý để đảm bảo quy trình thanh lý này được xử lý tối ưu cho người vay. Để giảm thiểu sự lây lan của nợ xấu, điều quan trọng là phải thiết lập các cơ chế quản lý và thực thi nhằm thanh lý tài sản thế chấp của người đi vay và phục vụ tối ưu cho người cho vay.

c. Kinh tế vĩ mô và DeFi

Sự quan tâm của RWA thời gian gần đây được xúc tác bởi lãi suất kinh tế truyền thống tăng và lợi suất DeFi giảm trong downtrend. Ngoài ra, nhiều vụ hack xảy ra trong các giao thức DeFi đã làm tăng sự chú ý đối với các hình thức đầu tư sinh lời và có khả năng bền vững hơn bên ngoài DeFi. Các nhà đầu tư DeFi đang tìm cách tham gia vào môi trường lãi suất đang tăng trên toàn cầu. Do đó, các giao thức đã tăng tốc phát triển các dịch vụ RWA để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư này và thu hẹp khoảng cách giữa TradFi và DeFi. Khi môi trường vĩ mô xảy ra biến động thì lãi suất và các dịch vụ RWA cũng sẽ có sự thay đổi theo. Nói cách khác, sự phát triển của RWA sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi yếu tố kinh tế vĩ mô.

6. Kết luận

Nhìn chung, RWA đang thực sự trở thành cầu nối giữa TradFi và DeFi. Các động lực ngắn hạn (lãi suất vĩ mô tăng) cũng như các yếu tố thúc đẩy dài hạn (hiệu quả và cơ hội sinh lời trong DeFi) đang xúc tác cho sự phát triển của hệ sinh thái RWA. Ngày càng có nhiều thực thể DeFi và TradFi nhận ra nhiều lợi ích mà DeFi và cụ thể hơn là RWA mang lại.

Mặc dù ý tưởng về một cầu nối giữa TradFi và DeFi rất thú vị, nhưng cần phải nhận thức được rằng cầu nối chỉ có thể khả thi thông qua sự phối hợp liền mạch về mặt pháp lý, sự phối hợp nhịp nhàng bên trong và ngoài không gian số. Kiểu phối hợp này yêu cầu trao đổi thông tin liền mạch và các quy trình được xác định rõ ràng trong trường hợp xảy ra lỗi trong DeFi hoặc TradFi.

Ở góc nhìn rộng hơn, RWA đóng vai trò đặc biệt quan trọng với không gian tiền điện tử vì nó giúp DeFi kết nối với thế giới thực, DeFi không còn bị cô lập khỏi thế giới thực và TradFi nữa. Blockchain đang ngày càng có nhiều trường hợp sử dụng trong thế giới thực và chứng minh giá trị của nó như một công nghệ mang đến nhiều cải tiến.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên trang web này không phải là lời khuyên đầu tư và AZDAG không chịu trách nhiệm hoặc nghĩa vụ pháp lý đối với bất kỳ nội dung nào. Người đọc cần tự nghiên cứu trước khi thực hiện bất kỳ hành động đầu tư nào trong thị trường crypto.

Về AZDAG

AZDAG là quỹ đầu tư của Singapore tiên phong trong lĩnh vực phát triển các dự án blockchain và tài sản mã hoá khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi tập trung vào đầu tư các dự án đã có sản phẩm và niêm yết trên thị trường thứ cấp, ngoài ra AZDAG còn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp với giai đoạn đầu tập trung vào tiền kỹ thuật số và công nghệ Blockchain.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:

Website: https://azdag.com/

Twitter: https://twitter.com/Azdag_Venture