I. KINH TẾ VĨ MÔ
Các dữ liệu đang tiếp tục ủng hộ một FED “hawkish – diều hâu”
Mỹ đã đang công bố những dữ liệu quan trọng cuối cùng phản ánh hiện trạng kinh tế trước thời điểm FED nhóm họp để quyết định lãi suất vào ngày 02/02.
Về thị trường lao động, số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần tiếp tục ở mức rất thấp bất chấp các câu chuyện về việc sa thải nhân viên đang được bàn luận. Cụ thể, số lượng yêu cầu trợ cấp ở mức 186 nghìn vào tuần trước, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm ngoái và trung bình 4 tuần là dưới 200 nghìn.
Phải chăng đã có những tác động chậm trễ hay việc sa thải đang được bù đắp bằng sự cải thiện ở những mảng khác? Điều đó có thể là bởi những người bị sa thải được tái hấp thu vào các vị trí việc làm còn trống hoặc do có đủ việc làm được tạo ra ở những nơi khác. Đây là một tín hiệu cho thấy báo cáo phi nông nghiệp trong tuần tới có thể tích cực, nhưng nó lại không tốt cho những người muốn nhìn thấy ông Powell và FED “chùng bước” trong việc thắt chặt chính sách.
Về mặt tăng trưởng, GDP quý 4 của Mỹ đã vượt qua kỳ vọng đồng thuận là 2,6%, đạt mức 2,9%, nhưng thấp hơn một chút so với mức tăng 3,2% của quý trước đó. Tuy nhiên cần lưu ý rằng các dự báo một lần nữa mang hơi hướng tiêu cực, và có một phần không nhỏ trên thị trường đã cược chống lại các dự báo này.
Cụ thể, các báo cáo thành phần trong GDP là không có xu hướng rõ ràng. Biểu đồ bên dưới cho thấy những đóng góp có trọng số vào tăng trưởng GDP trong Q4. Hàng tồn kho giữ vị trí đầu tiên, tuy nhiên có thể hàng tồn kho đã cạn kiệt quá nhanh khi thành phần này đã thúc đẩy tăng trưởng mạnh trong 2 quý trước đó. Thành phần tiêu dùng thì tăng 2,1% so với quý trước, và đóng góp 1,4% vào tăng trưởng GDP tính theo trọng số. Thành phần thương mại thì đóng góp 0,6% vào tăng trưởng GDP tổng thể. Mảng đầu tư cố định kéo giảm GDP mạnh nhất với 1%.
Dữ liệu lạm phát tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi giảm còn 4,4% như dự báo vào thứ 6 tiếp tục đưa ra những tín hiệu tích cực về hiện trạng kinh tế Mỹ, đây là loại dữ liệu lạm phát mà FED đặc biệt quan tâm, và quan trọng hơn là nó xuất hiện ngay trước cuộc họp tiếp theo của FED vào tuần tới.
Nhìn chung các dữ liệu cho đến hiện tại vẫn khiến FED có thể tự tin và quá trình thắt chặt chính sách của họ, bởi các con số vẫn cho thấy kinh tế Mỹ vẫn đang tương đối khoẻ mạnh.
II. THỊ TRƯỜNG TIỀN ĐIỆN TỬ
Chỉ số PnL của Bitcoin xác nhận thị trường tăng giá sớm
Chỉ số PnL đã đưa ra tín hiệu mua đối với BTC mặc dù chỉ số này vẫn có thể giảm, tín hiệu này xảy ra khi chỉ số (đường màu tím đậm) leo lên trên mức trung bình động 365 ngày (đường màu tím nhạt). Trong lịch sử, sự giao nhau giữa các chỉ số báo hiệu sự bắt đầu của thị trường giá lên.
Dòng bitcoin vào các sàn giao dịch vẫn ở mức vừa phải mặc dù BTC đã chạm vào giai đoạn bull sớm. Hơn nữa, cá voi BTC (tổ chức lớn với trên 1.000 bitcoin) vẫn chưa đưa nhiều coin lên các sàn giao dịch. Xét về hành vi của các holder dài hạn, đã có sự gia tăng số lượng coin từ 12 đến 18 tháng tham gia giao dịch (3.390 BTC vào ngày 18 tháng 1, khi BTC vượt qua 21.000 đô la). Tuy nhiên, trong trường hợp của các thợ đào đã quan sát thấy sự gia tăng đáng kể lượng bitcoin đổ vào các sàn giao dịch (5.592 BTC vào ngày 19 tháng 1) khi giá vượt quá 20 nghìn đô la.
Các chỉ báo on-chain khác cho thấy điều gì?
Hãy xem xét các chỉ số on-chain tiết lộ điều gì về hành động giá gần đây.
MVRV: Tỷ lệ MVRV hiện tại là 1,14. Nó được tính bằng vốn hóa thị trường chia cho vốn hóa thực tế. Mức dưới 1 được coi là cơ hội mua tốt. Mức kháng cự tiếp theo nằm trong khoảng từ 1,19 đến 1,34.
NUPL: Sự tăng giá đáng kể của BTC vài tuần qua đã dẫn đến giá trị NUPL tăng đáng kể, hiện ở mức 0,14, cao hơn so với trước khi FTX sụp đổ. Tuy nhiên, nó phải đối mặt với mức kháng cự mạnh trước đó ở mức 0,25. Các nhà đầu tư đã mua trước ngày 9 tháng 5 năm 2022 vẫn chưa có lãi và có khả năng bán ngay khi hòa vốn. Mức dưới 0 được coi là cơ hội mua lý tưởng.
Puell Multiple là tỷ lệ giá trị của số coin phát hành hàng ngày so với mức trung bình hàng năm, cho thấy các khu vực mua và bán tiềm năng sau khi logarit hóa. Các giá trị trên 6 biểu thị vùng đỉnh và dưới 0,4 biểu thị vùng đáy tiềm năng.
Puell Multiple ở mức 0,99, đây cũng là vùng kháng cự quan trọng với 1,08 là đỉnh của phạm vi.
Ba chỉ số on-chain quan trọng nhất nằm ngoài phạm vi mua lý tưởng để đạt được lợi nhuận tối đa. Điều này đưa ra hai lựa chọn: đợi các chỉ báo di chuyển trở lại vùng mua lý tưởng hoặc mua vào lần đột phá tiếp theo và tích cực kiếm lời.
Về AZDAG
AZDAG là quỹ đầu tư của Singapore tiên phong trong lĩnh vực phát triển các dự án blockchain và tài sản mã hoá khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi tập trung vào đầu tư các dự án đã có sản phẩm và niêm yết trên thị trường thứ cấp, ngoài ra AZDAG còn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp với giai đoạn đầu tập trung vào tiền kỹ thuật số và công nghệ Blockchain.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:
Website: https://azdag.com/
Twitter: https://twitter.com/Azdag_Venture