/ BLOG

Phân Tích Thị Trường Crypto Tuần Qua (9/1 – 15/1/2023)

I. KINH TẾ VĨ MÔ 1. Fed để ngỏ mức tăng lãi suất tại kỳ họp đầu tháng 02 Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 10/01 đã có lần

arrow white

Back

Jan 14, 2023

Written by

Logo

Thuynguyen

facebook instagram instagram

I. KINH TẾ VĨ MÔ

1. Fed để ngỏ mức tăng lãi suất tại kỳ họp đầu tháng 02

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 10/01 đã có lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng trong năm 2023. Trong lần xuất hiện này, ông Powell nhấn mạnh tầm quan trọng của sự độc lập của ngân hàng trung ương và cam kết kéo lạm phát xuống.

Phát biểu tại một sự kiện do Ngân hàng Trung ương Thuỵ Điển Sveriges Riksbank tổ chức, ông Powell nói những đợt tăng lãi suất mạnh tay mà Fed đã triển khai để chống lạm phát khiến cho các quan chức Fed không được lòng mọi người cho lắm.

Nhưng ông khẳng định việc tăng lãi suất đó là biện pháp cần thiết: “Ổn định giá cả là hòn đá tảng của một nền kinh tế khoẻ mạnh và mang lại cho công chúng những lợi ích to lớn theo thời gian. Nhưng lập lại ổn định giá cả khi lạm phát còn cao có thể đòi hỏi những biện pháp không được lòng dân trong ngắn hạn vì chúng tôi phải tăng lãi suất để khiến nền kinh tế giảm tốc”.

Theo đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ “tiếp tục đưa ra các quyết định theo từng cuộc họp” – để ngỏ mọi lựa chọn về bước nhảy lãi suất trong cuộc họp tiếp theo vào ngày 02/02.

2. Lạm phát Mỹ tiếp tục hạ nhiệt

Bộ Lao động Mỹ ngày 12/01 công bố số liệu cho thấy lạm phát giá tiêu dùng tại nước này trong tháng 12/2022 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một năm qua. Đây là dấu hiệu cho thấy điều tồi tệ của tình trạng tăng giá quá nóng có thể đã qua.

Theo bộ trên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6,5% trong tháng 12/2022 so với cùng kỳ năm 2021, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 10/2021, chậm hơn so với mức tăng 7,1% trong tháng 11/2022, và thấp hơn nhiều so với mức cao nhất 9,1% vào tháng 6/2022. Các số liệu này có khả năng giúp Fed đi đúng hướng trong việc tăng lãi suất cơ bản chậm lại, xuống mức 0,25 điểm phần trăm tại cuộc họp vào ngày 02/02.

Việc CPI tiếp tục giảm cũng là dấu hiệu cho thấy lạm phát đang theo xu hướng giảm bền vững. Tuy nhiên, lạm phát hiện vẫn cao hơn nhiều so với mức mục tiêu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là 2%.

II. THỊ TRƯỜNG TIỀN ĐIỆN TỬ

1. BTC tiếp tục đà tăng, on-chain cho thấy điều gì?

Những khi lo ngại về suy thoái kinh tế bắt đầu giảm dần sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 ở mức 6.5% thì tình hình thị trường tiền điện tử mới dần khởi sắc trở lại.

Giá của đồng tiền điện tử số một thế giới đã tăng vọt lên gần 19,000 USD mỗi đồng vào phiên giao dịch 13/01 đã đem lại sự phấn khích cho các nhà đầu tư, và kỳ vọng về mức tăng cao hơn của BTC. Tuy nhiên giá BTC đã di chuyển đến vùng kháng cự tâm lý $19,000, đồng thời chạm trendline giảm giá tạo ra từ tháng 08/2022. Bên cạnh đó, Bitcoin đang di chuyển trong một kênh giá tăng bắt đầu từ tháng 11/2022 và đang chạm mức kháng cự của kênh này.

Thị trường tiền điện tử cũng có tương quan với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Thị trường tiền điện tử sẽ chưa phục hồi mạnh cho đến khi các điều kiện của thị trường chứng khoán được cải thiện. Trong 6 ngày qua, mặc dù không có dấu hiệu tích cực nào cho thấy thị trường chuyển hướng trên thị trường chứng khoán, nhưng chúng ta đã thấy giá Bitcoin tăng 15% (chỉ số SPX chỉ tăng 4,5%), mặt khác, SPX và RSI của SPX nằm dưới ngưỡng kháng cự. Nếu thị trường chứng khoán phản ứng mức kháng cự và quay đầu giảm, giá Bitcoin cũng sẽ chịu áp lực giảm.

Theo số liệu netflow của Bitcoin, dòng Bitcoin đổ vào các sàn giao dịch đang tăng lên, điều này có thể là dấu hiệu áp lực xả ngắn hạn đang gia tăng. Đồng thời netflow của stablecoin đang tiếp tục giảm cho thấy nhà đầu tư đang có xu hướng chốt lời và chuyển về ví cá nhân.

2. Lượng bitcoin của cá voi di chuyển trên chuỗi ở mức thấp

Token transferred là số liệu thể hiện lượng BTC được di chuyển trên chuỗi, giá trị này thường tăng đột biến khi xảy ra tình trạng bán tháo hoặc tín hiệu bắt đầu giai đoạn hưng phấn của thị trường. Giá trị hiện tại bằng với mức thấp nhất được ghi nhận trước đó vào nửa đầu năm 2020, khi giá BTC loanh quanh khu vực 5000$ – 9000$.

Khi Bitcoin đạt đỉnh $68,000 và các sự kiện sụp đổ của các công ty tiền điện tử lớn diễn ra trong suốt 2022 đã khiến lượng token di chuyển trên chuỗi tăng đáng kể. Hiện tại các hoạt động on-chain ảm đạm trong thời kỳ downtrend làm cho chỉ số này giảm đáng kể so với thời gian trước. Điều này cho thấy thị trường tăng giá nhiều khả năng vẫn chưa có dấu hiệu trở lại.

3. Nhu cầu Bitcoin và phí giao dịch vẫn ở mức thấp

Một trong những cách để phân tích nhu cầu về Bitcoin là xem xét nhu cầu sử dụng mạng, vì mỗi giao dịch cần được xác nhận trong khối, điều này sẽ tạo ra một khoản phí. Các khoản phí này có thể được theo dõi để chúng được kết nối trực tiếp với khối lượng giao dịch trong tầng cơ sở.

Trong lịch sử, các thị trường giá lên đã xuất hiện sau một đột phá trong xu hướng đi ngang ổn định trong thị trường giá xuống. Do đó, để thị trường giá lên chiếm ưu thế, chúng ta sẽ cần thấy nhu cầu giao dịch lớn hơn và do đó, phí giao dịch hàng ngày cao hơn. Tại thời điểm này, chúng ta chưa có điểm đột phá đó và khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp, cho thấy nhu cầu thấp.

Về AZDAG

AZDAG là quỹ đầu tư của Singapore tiên phong trong lĩnh vực phát triển các dự án blockchain và tài sản mã hoá khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi tập trung vào đầu tư các dự án đã có sản phẩm và niêm yết trên thị trường thứ cấp, ngoài ra AZDAG còn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp với giai đoạn đầu tập trung vào tiền kỹ thuật số và công nghệ Blockchain.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:

Website: https://azdag.com/

Twitter: https://twitter.com/Azdag_Venture