
I. KINH TẾ VĨ MÔ
Fed tăng lãi suất 0.25%, báo hiệu các đợt tăng lãi suất tiếp theo
Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất thêm 25 điểm căn bản, phù hợp với kỳ vọng của thị trường và nâng lãi suất quỹ liên bang chuẩn lên phạm vi mục tiêu từ 4.50% đến 4.75%. Đây là mức tăng lãi suất nhỏ nhất kể từ khi chu kỳ thắt chặt định lượng hiện tại bắt đầu từ hồi tháng 03/2022.
FOMC đã giữ lại các cam kết của họ về sự “tăng lãi suất liên tục”, điều này dường như xác nhận các dự phóng trong biểu đồ dot-plot hồi tháng 12, tức có thể tăng 25bps trong tháng 3 và tháng 5. Ông Powell trong cuộc họp báo của mình cũng đã xác nhận những điều đó như là kế hoạch của hiện tại.

Chủ tịch FED lần đầu tiên nói rằng FOMC đã có thể kết luận rằng “quá trình giảm lạm phát đã bắt đầu”. Ông cho biết những sự cải thiện trong chuỗi cung ứng giúp giảm bớt lạm phát, tuy nhiên nhắc nhở rằng trọng tâm lớn vẫn là lĩnh vực dịch vụ phi nhà ở và nó có thể ảnh hưởng lớn đến lạm phát.
Ông Powell tỏ ra không mấy quan tâm đến việc nới lỏng các điều kiện tài chính gần đây, chỉ ra rằng ông tập trung hơn vào các xu hướng dài hạn. Ông thấy không có vấn đề gì đối với việc định giá của thị trường về lộ trình lãi suất của FED, nói rằng nó chủ yếu phản ánh quan điểm thị trường rằng lạm phát sẽ giảm nhanh hơn mức mà ông mong đợi. Ông cũng lạc quan về cơ hội “hạ cánh mềm” và nói rằng thị trường lao động vẫn tốt.
Bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ tăng hơn 20% so với dự kiến
Nền kinh tế Hoa Kỳ đã bất ngờ tạo ra 517 nghìn việc làm vào tháng 1 năm 2023, nhiều nhất kể từ tháng 7 và vượt xa mức tăng trung bình hàng tháng là 401 nghìn vào năm 2022, dễ dàng đánh bại dự báo của thị trường là 185 nghìn.
Tăng trưởng việc làm đã tăng mạnh trong tháng 1, dẫn đầu là mức tăng trong lĩnh vực giải trí và khách sạn (128,00,), dịch vụ chuyên nghiệp và kinh doanh (82,000) và chăm sóc sức khỏe (58,000). Việc làm trong chính phủ cũng tăng (74,000), một phần phản ánh sự trở lại của người lao động sau cuộc đình công của trường đại học ở California. Các mức tăng khác được ghi nhận trong thương mại bán lẻ (30,000), xây dựng (25,000), vận tải và kho bãi (23,000) và sản xuất (19,000). Dữ liệu tháng 1 tiếp tục cho thấy thị trường lao động chặt chẽ mặc dù một số công ty chuẩn bị cho suy thoái kinh tế và việc sa thải công nghệ vẫn tiếp tục.

Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 3.4%, giảm từ 3.5% và thấp hơn ước tính của thị trường là 3.6%.
Thu nhập trung bình mỗi giờ giảm xuống 4.4% so với cùng thời kỳ năm ngoái, giảm từ 4.9% trong tháng Mười Hai. Con số này cũng đánh bại các dự đoán của thị trường là 4.3%. Tính trên cơ sở hàng tháng, thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 0.3%, giảm từ mức 0.4%. Số giờ làm việc trung bình hàng tuần tăng lên 34.7.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng tăng từ 62.3% lên 62.4%.

Nhìn chung các dữ liệu kinh tế tuần trước là khá tích cực, số liệu việc làm vượt xa mong đợi, tỉ lệ thấp nghiệp giảm, thu nhập trung bình đạt mức kỳ vọng, cho thấy việc FED tăng lãi suất như đang diễn ra là phù hợp. Ông Powell đã có phát biểu đáng chú ý rằng “việc giảm lạm phát đã bắt đầu”, kết quả được đánh giá là ôn hòa.
II. THỊ TRƯỜNG TIỀN ĐIỆN TỬ
Bitcoin Network Flows and Supply phản ánh đợt tăng giá mạnh nhất trong nhiều năm
Trải qua năm 2022 với 2 vụ sụp đổ của 2 ông lớn trong lĩnh vực là Terra (LUNA) và FTX đã khiến cho giá BTC lao dốc. Trong các sự kiện trên, làn sóng panic sell diễn ra mạnh mẽ làm cho dòng vốn rời khỏi thị trường và xu hướng giảm tiếp tục, đồng thời nó cũng làm cho tâm lý FOMO biến mất và thị trường rơi vào sợ hãi. Biểu đồ dưới đây cho thấy lúc xảy ra các sự kiện sụp đổ cũng chính là lúc dòng tiền đổ về các sàn giao dịch tăng lên đáng kể nhằm bán tháo.
Ngoài ra, nguồn cung Bitcoin trên các sàn giao dịch tiếp tục giảm, với mức giảm hơn 20% kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang lần đầu tiên thông báo về việc tăng lãi suất sắp xảy ra vào tháng 11 năm 2021.

Trái ngược với tháng 1, khi chúng ta thấy dòng tiền vào được người mua hấp thụ khi tâm lý lạc quan hơn. Xu hướng nguồn cung tăng trong các thị trường giá xuống ngụ ý sự chấp nhận, tin tưởng và áp dụng ngày càng tăng đối với tiền điện tử và Bitcoin nói riêng.
Chỉ số vốn hóa thực tế (Realized Cap) của BTC cho thấy điều gì?
Trong 20 ngày qua, chỉ số Vốn hóa thực tế đã cho thấy sự tăng trưởng đáng kể. Đây là một chỉ báo tích cực cho thị trường và cho thấy nhu cầu về tiền điện tử đang tăng lên. Vốn hóa thực tế có tính đến chi phí sản xuất cho mỗi đồng coin, cung cấp một bức tranh chính xác hơn về sức khỏe tổng thể của thị trường.

Vốn hóa thực tế cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị thực tế được tạo ra bởi các holder và được coi là một chỉ báo tin cậy về tâm lý thị trường của một loại tiền điện tử so với vốn hóa thị trường, vốn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như tổng số coin đang lưu hành.
Phân tích gần đây về chỉ số Vốn hóa thực tế cho thấy cũng chỉ ra rằng chỉ báo dao động Stoch RSI đang ở trong vùng quá mua. Điều này hàm ý rằng khả năng thị trường điều chỉnh hoặc giảm giá có thể xảy ra trong thời gian tới.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên trang web này không phải là lời khuyên đầu tư và AZDAG không chịu trách nhiệm hoặc nghĩa vụ pháp lý đối với bất kỳ nội dung nào. Người đọc cần tự nghiên cứu trước khi thực hiện bất kỳ hành động đầu tư nào trong thị trường crypto.
Về AZDAG
AZDAG là quỹ đầu tư của Singapore tiên phong trong lĩnh vực phát triển các dự án blockchain và tài sản mã hoá khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi tập trung vào đầu tư các dự án đã có sản phẩm và niêm yết trên thị trường thứ cấp, ngoài ra AZDAG còn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp với giai đoạn đầu tập trung vào tiền kỹ thuật số và công nghệ Blockchain.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:
Website: https://azdag.com/
Twitter: https://twitter.com/Azdag_Venture