
I. KINH TẾ VĨ MÔ
1. Những câu chuyện về lạm phát tiếp tục làm tâm điểm
Chỉ số lạm phát đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Dữ liệu PCE lõi tháng 1 của Hoa Kỳ công bố vào 24-02 đạt 0,6% so với tháng trước và 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cả hai đều cao hơn so với tháng 12 và kỳ vọng. Điều này kết hợp với các dữ liệu kinh tế mạnh mẽ một cách bất ngờ trước đó đang khiến khả năng FED sẽ thắt chặt mạnh tay hơn những gì mà thị trường đang kỳ vọng trước đây.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng đã tăng cao hơn dự kiến vào đầu tháng 02, tất cả những điều này cho thấy ngân hàng trung ương Hoa Kỳ vẫn tiếp tục con đường tăng lãi suất của họ, thậm chí có thể diều hâu hơn nữa.

“Lạm phát vẫn còn quá cao và dữ liệu gần đây – bao gồm một số chỉ số mạnh mẽ của thị trường lao động, cũng như doanh số bán lẻ và lạm phát giá sản xuất tăng nhanh hơn dự kiến – tất cả đều củng cố quan điểm của tôi rằng chúng ta còn nhiều việc phải làm để đưa lạm phát xuống mức thấp nhất. Mục tiêu 2%,” Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Boston Susan Collins cho biết trong phát biểu của mình hôm 24-02.
2. Dấu hiệu cho thấy FED có thể trở lại với các mức tăng lãi suất bất thường
Cục Dự trữ Liên bang đã công bố biên bản cuộc họp chính sách mới nhất vào ngày 22-02, trong đó tiết lộ rằng phần lớn các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang đã đồng ý tăng phạm vi mục tiêu của lãi suất quỹ liên bang thêm 25 điểm cơ bản.

Dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và tạo thêm việc làm với tốc độ nhanh bất ngờ. Và điều này làm cho khả năng đạt được mức lạm phát mục tiêu 2% của FED trở nên ít ổn định và khó khăn hơn. Mặc dù có những dấu hiệu cho thấy tác động tích lũy của việc thắt chặt tiền tệ đã bắt đầu làm giảm áp lực lạm phát, nhưng nhìn chung nó vẫn ở mức cao hơn mục tiêu dài hạn của FED và đặc biệt là thị trường lao động vẫn căng thẳng.
Tuyên bố chính sách ở cuộc họp tháng 2 đã cho biết vẫn cần các đợt tăng lãi suất liên tục, nhưng đã chuyển trọng tâm từ tốc độ tăng lãi suất sang mức độ của chúng, đồng nghĩa với việc các nhà hoạch định chính sách cảm thấy họ có thể đang tiến đến một mức lãi suất đủ để đạt được tiến triển trong việc giảm lạm phát.

Fed vẫn chấp nhận rủi ro rằng họ có thể phải làm nhiều hơn nữa để giữ cho lạm phát giảm, xu hướng FED nghiêng về hướng hawkish hơn có thể trở nên rõ ràng hơn. Một vài quan chức đã ủng hộ việc tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, và để ngỏ khả năng cho một động thái như vậy trong tương lai nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng quá nóng.
Biên bản cho thấy Fed đang làm chậm tốc độ tăng lãi suất để cẩn trọng hơn khi tiếp cận mức lãi suất đỉnh, đồng thời để ngỏ khả năng mức lãi suất sẽ tăng cao đến đâu trong trường hợp lạm phát không chậm lại.
II. THỊ TRƯỜNG TIỀN ĐIỆN TỬ
1. Liệu Bitcoin có lặp lại kịch bản của năm 2019?
MVRV là viết tắt của tỷ lệ Giá trị thị trường trên Giá trị thực, một chỉ số Bitcoin dài hạn. Nó ước tính thời điểm giá BTC thấp hơn “giá trị hợp lý”. Vào tháng 01-2023, tỷ lệ MVRV của BTC đã phá vỡ đường MA 365 ngày của nó. Chuyển động của chỉ số MVRV đang khá giống với giai đoạn tháng 04-2019. Một số nhà đầu tự tin rằng điều kiện thị trường hiện tại đang lặp lại kịch bản của năm 2019, trong đó BTC có thể đạt phạm vi giá $30.000-$37.000 cho đến trước tháng 06-2023.

Bên cạnh đó, xét tỷ lệ SOPR (tỷ lệ lợi nhuận đầu ra) – một chỉ số giúp theo dõi hành vi chi tiêu on-chain, và tâm lý thị trường hiện tại. Tỷ lệ SOPR > 1 cho thấy các nhà đầu tư tham gia thị trường thu được lợi nhuận nhiều hơn, trong khi tỷ lệ này <1 cho thấy các holder đang chịu lỗ trong giao dịch của mình
Trong các đáy của chu kỳ trước, đường trung bình động 30 ngày đạt giá trị nằm trong khoảng 0,97 – 0,98 trước khi tăng trở lại. Trong chu kỳ thị trường hiện tại, giá trị của chỉ báo này là 0,98 vào tháng 11 năm ngoái, khi giá bitcoin ở mức 16,100 đô la. Điều này có nghĩa là thị trường có thể đã chạm đáy vào tháng 11 năm ngoái.

2. Áp lực bán ETH sẽ diễn biến như thế nào sau khi Shanghai Upgrade
Ethereum Shanghai Upgrade là đợt nâng cấp hardfork trên mạng lưới Ethereum blockchain, cho phép người dùng có thể rút ETH đã tham gia staking trên Beacon Chain. Việc cho phép rút số lượng lớn ETH trên Beacon Chain làm một số nhà đầu tư lo ngại về một đợt bán tháo ETH, làm giá ETH giảm mạnh sau nâng cấp Shanghai.
Áp lực bán từ lượng ETH unstaked trong ngày Shanghai đi vào hoạt động đến từ hai nguồn:
- Rút từng phần: validators rút phần dư (tương ứng với staking reward) và giữ lại 32 ETH để giữ lại vai trò kiểm duyệt mạng lưới.
- Rút toàn phần: validators rút toàn bộ số ETH của họ và không còn vai trò kiểm duyệt mạng lưới.
Tuy nhiên, dựa trên phân tích về lãi và lỗ của ETH được staking cho thấy:
- Hiện tại, hơn 60% số ETH staking đang bị thua lỗ, tương đương với 11,5 triệu ETH.
- Nền tảng liquid staking lớn nhất (Lido) nắm giữ gần 30% tổng số ETH đã staking với mức lỗ trung bình gần 1000 đô la. ETH được staking có mức lỗ trung bình là 24%.

Thông thường, áp lực bán phát sinh khi những người tham gia có lợi nhuận cực cao, đây không phải là trường hợp đối với ETH được staking hiện tại. Nhiều chuyên gia nhận định rằng sẽ có một đợt giảm giá nhẹ sau nâng cấp, tuy nhiên sau đó là một đợt tăng giá mạnh.
Lượng ETH tham gia staking có thể thông qua nhiều nguồn khác nhau bao gồm:
- Liquid staking: các nền tảng như Lido, Rocket Pool, …
- Staking pools: như Stakefish, Figment, PieDAO, … cho phép người dùng uỷ quyền (trong trường hợp không đủ 32 ETH) để tham gia staking.
- CEX: sàn giao dịch tập trung cung cấp giải pháp liquid staking.
- Others, Unidentified và Whales: các cá nhân và tổ chức là validators trên Beacon Chain.

Lực bán ETH nhiều khả năng sẽ đến từ những người tham gia Staking Pools khi họ không nhận được quá nhiều quyền lợi. Trong khi người tham gia staking trên các nền tảng liquid staking có thể bán tài sản của họ qua các pool thanh khoản (ví dụ stETH/ETH trên Curve), tuy nhiên việc thanh khoản qua Curve đã có từ lâu, nên lực bán không nhiều đến từ các đối tượng này. Các nguồn còn lại (others, unidentified và whales) nhiều khả năng sẽ unstake một phần và giữ lại 32 ETH để tiếp tục làm validator.
Về AZDAG
AZDAG là quỹ đầu tư của Singapore tiên phong trong lĩnh vực phát triển các dự án blockchain và tài sản mã hoá khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi tập trung vào đầu tư các dự án đã có sản phẩm và niêm yết trên thị trường thứ cấp, ngoài ra AZDAG còn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp với giai đoạn đầu tập trung vào tiền kỹ thuật số và công nghệ Blockchain.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:
Website: https://azdag.com/
Twitter: https://twitter.com/Azdag_Venture