/ BLOG

NFT Finance Là Gì? Tương Lai Của NFT Trong Thị Trường Crypto

1. NFT Finance Là Gì? NFTFi về cơ bản là sự kết hợp giữa NFT và các thuộc tính tài chính, làm cho NFT trở nên đa dạng và hiệu quả hơn, đồng thời cung

arrow white

Back

Jan 28, 2023

Written by

Logo

Thuynguyen

facebook instagram instagram

1. NFT Finance Là Gì?

NFTFi về cơ bản là sự kết hợp giữa NFT và các thuộc tính tài chính, làm cho NFT trở nên đa dạng và hiệu quả hơn, đồng thời cung cấp cho những người nắm giữ NFT nhiều tiện ích hơn.

Việc này được làm bằng cách áp dụng các hình thức, giao thức Defi cho phép công nhận NFT là 1 loại tài sản kỹ thuật số và được các sàn, các nền tảng Defi hỗ trợ. Có Defi áp dụng vào khiến cho mong muốn sở hữu NFT của nhà đầu tư cao hơn, thị trường NFT giao dịch sôi động hơn. Việc hợp nhất DeFi với NFT đang mở ra một nền kinh tế hoàn toàn mới cho loại tài sản crypto mới nổi này.

2. Tình hình hiện trạng của NFT Finance

Với chu kỳ bùng nổ của NFT, các bộ sưu tập NFT được tăng tính thanh khoản, tăng lượng giao dịch, thu hút rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và mong muốn sở hữu NFT. Rất nhiều use case về Defi được tạo ra, nhiều nền tảng hỗ trợ, các giao thức vay, cho vay, mua trả góp NFT…. được thực hiện.

Đó là lúc thị trường hưng phấn, dòng tiền chảy vào rất nhiều. Tuy nhiên thời gian từ quý 2/2022 tới hiện tại, thị trường Crypto trải qua cực kỳ nhiều biến động lớn, thậm chí những cú sụp đổ của các tên tuổi lớn, những tên tuổi mà không ai tưởng tượng ra là sẽ có ngày phá sản và sụp đổ. Thị trường hỗn loạn, panic sell xảy ra khắp nơi, những điều chưa từng có trong lịch sử Crypto. Ngoài thị trường tài chính truyền thống thì lạm phát khắp nơi, chứng khoán cũng chung số phận với Crypto. Dòng tiền bị rút khỏi thị trường, các nhà đầu tư không còn muốn đầu tư.

Với tình trạng này thì NFT 1 tài sản phụ thuộc rất nhiều vào dòng tiền và tính thanh khoản chắc chắc bị ảnh hưởng nặng nề, nếu coi là 1 loại tài sản thì hiện tại bị sụt giảm, đóng băng như bất động sản ngoài thị trường truyền thống vậy.

Các nền tảng hỗ trợ giao thức Defi cho NFT Finance chắc chắn đều gặp phải vấn đề chung về tính thanh khoản, khi trước đó các khoản vay từ việc thế chấp NFT được định giá, thì hiện tại giá trị và tính thanh khoản NFT không còn nhiều nên cũng xảy ra hiện trạng là thanh lý ồ ạt NFT từ các nền tảng hỗ trợ Defi này.

3. Các mảng chính trong NFTFi

a. Marketplace

Marketplace – sàn NFT – bởi nó là nơi kết nối bên mua và bên bán NFT, là nguồn cung thanh khoản cho cả thị trường. Quá trình hình thành giá dựa vào giá mua vào (bid) và giá bán ra (ask) được định ra một cách tùy ý giữa hai bên mua bán.

Mặc trái của cơ chế bid-ask như trên là biến NFT đã trở thành một loại tài sản có tính thanh khoản kém hơn các kênh đầu tư khác như chứng khoán hay tiền mã hóa bởi các NFT trong cùng một bộ sưu tập được treo bán với giá trị khác nhau, tùy thuộc vào độ hiếm hoặc tính thu hút của một vài đặc điểm mà chúng có. Việc sử dụng những phương pháp định giá khác nhau, thậm chí là định giá theo cảm tính, đã phần nào làm rộng thêm khoảng cách giữa giá chào mua và giá chấp nhận bán của hầu hết các NFT trên thị trường hiện nay.

b. Đấu giá

Các cuộc đấu giá đã mang lại lợi nhuận cao cho người sáng tạo và là một cách hay để có được tính thanh khoản cho các tài sản như tác phẩm nghệ thuật tỷ lệ 1/1 hoặc các vật phẩm quý hiếm trong bộ sưu tập. Mặc dù các cuộc đấu giá nổi tiếng đóng vai trò không nhỏ trong việc đưa NFT ra thị trường, nhưng nó kém hiệu quả về vốn hơn so với việc bán hàng trên NFT Marketplace vì chúng yêu cầu các nhà thầu phải lock vốn. Việc lock vốn đối với nhiều người đặt giá thầu luôn có giá trị lớn hơn hoặc bằng với giá mà tài sản cuối cùng được bán.

Về phía người bán, đấu giá thường yêu cầu đàm phán trước với người mua tiềm năng hoặc nỗ lực tiếp thị rộng rãi để thu hút sự chú ý đến việc bán hàng. Nếu không có những người mua tiềm năng đang tranh giành NFT, thời gian để thanh khoản có thể sẽ mất rất nhiều thời gian.

c. Fractionalization (Phân mảnh)

Fractionalization là việc “tách” một NFT thành nhiều phần, sau đó có thể giao dịch dưới dạng tokens ERC-20 có thể thay thế (ví dụ: 1 NFT trở thành 10.000 tokens ERC-20). Bằng cách chia nhỏ để mua một phần của NFT, nhiều người mua có thể tiếp tiếp cận NFT mà không cần phải mua toàn bộ. Phân mảnh NFT cho phép khả năng kết hợp với các giao thức DeFi khác và có thể yêu cầu giá cao hơn giá trị thị trường hợp lý với điều khoản mua lại.

Ưu điểm và nhược điểm của sự phân mảnh NFT:

Ưu điểm:

  • Là phương pháp cải thiện tính thanh khoản, mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn (vay, khai thác thanh khoản, v.v.)
  • Hạ thấp rào cản tham gia
  • Thúc đẩy mức độ tiếp xúc cao hơn

Nhược điểm:

Chỉ phù hợp với NFT có giá trị cao

Vẫn tồn tại vấn đề về giá và thanh khoản

Cách phân phối các quyền và lợi ích khác nhau như airdrop sau khi phân mảnh cũng cần được giải quyết.

d. Loan/CDPs

Các dự án trong mảng cho vay có thể được chia ra làm hai loại chính: P2PeersP2Protocol

P2Peers:

  • Trong các giao thức cho vay ngang hàng P2P như NFTfi và Arcade, người cho vay và người đi vay đi đến thỏa thuận về các điều khoản cho vay (thời hạn, tỷ lệ cho vay trên giá trị và APR) theo kiểu ngang hàng. Bởi vì quá trình đối sánh là thủ công (các bên cần đồng ý về các điều khoản, bên vay cần phê duyệt đề nghị cho vay), thời gian thanh khoản có thể chậm.
  • Ưu điểm: các điều khoản cho vay có thể tùy chỉnh trên cơ sở mỗi người dùng mà không cần phải dựa vào các nhà cung cấp giá. Điều này hữu ích cho các mặt hàng không có nguồn cấp dữ liệu giá đáng tin cậy và yêu cầu kiến thức chuyên môn để tiến hành định giá.

P2Protocol:

  • Trong các giải pháp cho vay P2Protocol như JPEG’d và DeFrag, người cho vay có thể cung cấp thanh khoản cho một giao thức, sau đó giao thức này sẽ tự động phân bổ vốn cho những người vay đã thế chấp NFT của họ.
  • Không giống như đối tác P2Peer của nó, cho vay P2Protocol có thể cung cấp thời gian thanh khoản tức thời vì giao thức đảm nhận quá trình đối sánh. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là họ phải dựa vào các nhà cung cấp giá để tự động hóa các điều khoản cho vay. Do đó, tài sản thế chấp đủ điều kiện sẽ bị giới hạn trong các bộ sưu tập có nguồn cấp giá đáng tin cậy (những bộ sưu tập đã có tính thanh khoản) hoặc các thuộc tính có thể định lượng cho phép xác định giá trị theo thuật toán.
  • Một số dự án như JPEG’d còn cho phép thế chấp NFT để mint ra các stablecoin – một cơ chế tương tự như Collateral debt positions (CDPs) được sử dụng cho DAI của MakerDAO.

e. Công cụ tổng hợp thanh khoản (Aggregator)

Aggregator là giải pháp tổng hợp giá từ các sàn NFT khác nhau để giúp người dùng có một nguồn dữ liệu “all-in-one” khi mua hoặc bán NFT, do đó có khả năng cung cấp thời gian thanh khoản tốt hơn so với một thị trường đơn lẻ.  Hai nền tảng nổi bật trong ngách này là Gem.xyz (đã được mua lại bởi OpenSea) và Genie (đã được mua lại bởi Uniswap), trong đó Gem vẫn đang chiếm ưu thế hơn so với đối thủ.

Genie cho phép tổng hợp thanh khoản từ các sàn giao dịch NFT khác nhau để tăng tính thanh khoản

f. Phái sinh

Các nền tảng phái sinh trong NFT hoạt động tương tự như trong DeFi. Người dùng có thể mua và bán các hợp đồng quyền chọn để phòng vệ rủi ro hoặc để tối ưu hóa dòng tiền từ tài sản của mình, tùy vào chiến lược đầu tư và phán đoán về tình hình thị trường sắp tới. Hầu hết các dự án về tài sản phái sinh đối với NFT chỉ mới trong giai đoạn hoàn thiện, demo hoặc chuẩn bị ra mắt.

4. Tổng kết

NFT Finance không phải là một tiện ích cho không gian NFT, nó sẽ thúc đẩy cho việc áp dụng hàng loạt NFT ngoài phạm vi giới hạn của Nghệ thuật & Sưu tầm. Sự phát triển của các dự án NFTFi khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và định giá NFT. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn ở giai đoạn ban đầu và đang hướng đến sự phát triển của toàn ngành.

Khó khăn của mảng NFTFi là người dùng cần nắm giữ các NFT blue-chip hoặc NFT có tính thanh khoản cao, mặt khác, người dùng cần làm quen với cách chơi của DeFi. Nó thuộc lĩnh vực cần hiểu đồng thời NFT và DeFi. So sánh với NFT và GameFi, nó là một con đường tương đối chuyên nghiệp hơn và rất khó để tăng trưởng bùng nổ trong ngắn hạn. Nhưng đây sẽ là con đường cần thiết để tăng các use case cho NFT góp phần mở rộng thị trường NFT trong dài hạn.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên trang web này không phải là lời khuyên đầu tư và AZDAG không chịu trách nhiệm hoặc nghĩa vụ pháp lý đối với bất kỳ nội dung nào. Người đọc cần tự nghiên cứu trước khi thực hiện bất kỳ hành động đầu tư nào trong thị trường crypto.

Về AZDAG

AZDAG là quỹ đầu tư của Singapore tiên phong trong lĩnh vực phát triển các dự án blockchain và tài sản mã hoá khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi tập trung vào đầu tư các dự án đã có sản phẩm và niêm yết trên thị trường thứ cấp, ngoài ra AZDAG còn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp với giai đoạn đầu tập trung vào tiền kỹ thuật số và công nghệ Blockchain.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:

Website: https://azdag.com/

Twitter: https://twitter.com/Azdag_Venture