I. KINH TẾ VĨ MÔ
Báo cáo CPI thổi bùng mối lo lãi suất “cao hơn, lâu hơn“
Báo cáo từ Cục Thống kê lao động, Bộ Lao động Mỹ, cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 0,4% trong tháng 9 so với tháng 8 và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong cuộc khảo sát trước đó của hãng tin Dow Jones, các nhà kinh tế học dự báo mức tăng tương ứng 0,3% và 3,6%. Lạm phát lõi, chỉ số không bao gồm giá lương thực-thực phẩm và năng lượng, tăng 0,3% trong tháng và tăng 4,1% trong 12 tháng, bằng với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế.
Như xu hướng gần đây, chi phí nhà ở tiếp tục “thủ phạm” khiến CPI Mỹ tăng mạnh hơn dự báo. Chi phí nhà ở – vốn chiếm 1/3 tỷ trọng trong rổ CPI – tăng 0.6% so với tháng trước và 7.2% so với cùng kỳ.
Trong tháng 9/2023, chi phí năng lượng tăng 1.5% so với tháng trước, trong đó giá xăng tăng 2.1% và dầu nhiên liệu tăng 8.5%. Còn giá thực phẩm tăng 0.2% so với tháng trước, đánh dấu tháng tăng thứ 3 liên tiếp.
Chi phí dịch vụ (trừ dịch vụ năng lượng) – vốn là yếu tố quan trọng quyết định tới xu hướng dài hạn của lạm phát – tăng 0.6% so với tháng trước và tăng 5.7% so với cùng kỳ.
Chờ đợi gì từ cuộc họp Fed vào tháng 11?
Dữ liệu gần đây đã cho Fed thêm thời gian để ra quyết định về bước đi kế tiếp. Lạm phát dù giảm tốc, nhưng vẫn còn cao. Trong khi đó, nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng mạnh bất chấp lãi suất cao nhất trong 22 năm.
Vài tháng qua, Chủ tịch Fed nỗ lực truyền tải thông điệp cân bằng giữa việc cứng rắn với lạm phát và việc thăm dò tác động của lãi suất cao tới nền kinh tế. Tuy vậy, thị trường đã trở nên quá nhạy cảm.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã lao đao trong 2 tháng qua. Còn lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ dao động gần đỉnh 16 năm, tức là từ đầu giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại về khả năng tiếp tục nâng lãi suất và liệu Fed sẽ duy trì lãi suất cao trong bao lâu, cuộc họp báo của ông Powell cũng như tuyên bố của FOMC có thể tác động mạnh tới thị trường.
Hiện thị trường dự báo Fed gần như chắc chắn giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp này và có 29% xác suất nâng lãi suất vào tháng 12/2023, theo CME Group. Các trader dự báo đợt giảm lãi suất đầu tiên có thể diễn ra vào tháng 6/2024.
Tuy vậy, một số thành phần tham gia nghĩ rằng Fed có thể buộc phải nâng lãi suất thêm 1 lần nếu lạm phát cứ “lì lợm” ở mức cao.
II. THỊ TRƯỜNG TIỀN ĐIỆN TỬ
Giá Bitcoin tăng vọt lên đỉnh 2 năm rưỡi do kỳ vọng về quỹ ETF
Giá Bitcoin đã có nhịp tăng trưởng ấn tượng hơn 28% trong tháng 10, đạt mức $34,400 USD ở thời điểm hiện tại.
Trong tháng 10, thị trường tài chính đã rộ lên đồn đoán về việc sắp có một quỹ ETF Bitcoin giao ngay được thành lập, sau khi có những bài báo nói rằng Uỷ ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) sẽ không chống lại một phán quyết của toà án nói rằng SEC đã sai khi bác bỏ đơn xin thành lập quỹ ETF bitcoin của công ty Grayscale Investments.
Triển vọng một quỹ ETF Bitcoin giao ngay sắp ra đời được kỳ vọng sẽ hút mạnh dòng vốn đầu tư vào tiền ảo này, vì một quỹ như vậy sẽ mang lại cho nhà đầu tư nhiều cơ hội hơn để đầu tư Bitcoin mà không cần phải giao dịch Bitcoin trực tiếp.
Các công ty quản lý quỹ đầu tư lớn như BlackRock, VanEck, WisdomTree, Fidelity, Bitwise và Invesco đều đang có hồ sơ xin mở quỹ ETF bitcoin chờ được SEC phê chuẩn. Đến nay, SEC đã cho phép mở các quỹ ETF hợp đồng tương lai Bitcoin và Ethereum, nhưng chưa đồng ý cho mở quỹ ETF Bitcoin giao ngay vì lo ngại những rủi ro như gian lận và thao túng thị trường. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng việc các công ty lớn và uy tín xin mở quỹ ETF Bitcoin giao ngay sẽ là một động lực để SEC thay đổi quan điểm.
Thị trường tiền điện tử Q3 2023: Đầy rẫy thách thức trong bối cảnh lãi suất cao
Vốn hóa thị trường tiền điện tử toàn cầu đã giảm 8,6% so với quý trước (QoQ), cùng lời tuyên bố về việc lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Hoạt động huy động vốn chạm mức thấp nhất kể từ Quý IV/2020 và giảm 21,4% theo quý, trong đó cơ sở hạ tầng hoạt động tốt hơn đáng kể so với các lĩnh vực khác.
Hoạt động trên các blockchain cũng giảm nhẹ, với Near là ngoại lệ lớn. Near chứng kiến sự gia tăng đột biến về số lượng địa chỉ hoạt động bắt đầu từ tháng 8. Ethereum tăng nhẹ, trong khi BNB Chain giảm mạnh, còn Solana giảm nhẹ.
Tổng giá trị bị khóa (TVL) giảm 13,1% trên toàn bộ tài chính phi tập trung (DeFi) mặc dù có dòng tài sản trong thế giới thực (RWA) đổ vào. Trong khi đó, lĩnh vực Liquidity Staking tăng 10,5%. Ethereum là blockchain hàng đầu với 55,1% TVL, mặc dù giảm 18,6%. TVL của Tron tăng 17,9% theo quý. Tether chiếm 67,2% thị phần của thị trường stablecoin.
Doanh số bán NFT tiếp tục trượt dốc. Tháng 9 là tháng tồi tệ nhất đối với doanh số bán NFT kể từ tháng 1/2021 với mức khoảng 300 triệu USD. Giá bán trung bình trong tháng là 38,17 USD, giảm so với mức cao 791,84 USD vào tháng 8/2021. Tuy nhiên, giao dịch với NFT nhìn chung vẫn tăng mặc dù có sự sụt giảm mạnh trong tháng 9.
Nhìn chung, trong Q3 2023, thị trường tiền điện tử đã trải qua tình trạng sụt giảm và suy giảm động lực mặc dù có nhiều narrative mới nổi lên.
Về AZDAG
AZDAG là quỹ đầu tư của Singapore tiên phong trong lĩnh vực phát triển các dự án blockchain và tài sản mã hoá khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi tập trung vào đầu tư các dự án đã có sản phẩm và niêm yết trên thị trường thứ cấp, ngoài ra AZDAG còn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp với giai đoạn đầu tập trung vào tiền kỹ thuật số và công nghệ Blockchain.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:
Website: https://azdag.com/
Twitter: https://twitter.com/Azdag_Venture