/ BLOG

LPDfi: Xu hướng DeFi mới đầy tiềm năng

LSDfi là gì? LSDfi là viết tắt của Liquid Staking Derivatives Finance, có nghĩa là các giao thức DeFi được xây dựng và hoạt động dựa trên nền tảng Liquid

arrow white

Back

Oct 04, 2023

Written by

Logo

Thuynguyen

facebook instagram instagram

LSDfi là gì?

LSDfi là viết tắt của Liquid Staking Derivatives Finance, có nghĩa là các giao thức DeFi được xây dựng và hoạt động dựa trên nền tảng Liquid Staking. Các giao thức này bao gồm các mảnh ghép cơ bản của DeFi như DEX, Lending hoặc các dự án phức tạp hơn để tận dụng các thuộc tính độc đáo của LSD. LSDfi cho phép người dùng có thể linh hoạt sử dụng tài sản LSD của mình cho nhiều mục đích khác nhau, đồng thời giúp các token LSD nâng cao được tính thanh khoản, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn và tạo ra lợi nhuận trong hệ sinh thái DeFi.

Bối cảnh ra đời của LSDfi

LSDfi trỗi dậy nhờ vào việc nâng cấp Ethereum Shanghai hồi đầu năm, càn quét toàn bộ lĩnh vực DeFi và gây ra cuộc chiến LSD (Liquid Stake Derivatives), từ đó gián tiếp kéo thị trường hồi phục mạnh mẽ. LSDfi cho phép người dùng chuyển đổi số ETH đã stake thành tài sản có thể giao dịch, do đó tăng tính thanh khoản. Hơn nữa, LSD hạ thấp ngưỡng đầu vào, không giới hạn số lượng ETH staking và nhận về LST sau khi stake. LST (Liquid Staking Token) có thể được sử dụng như một token bình thường và tiếp tục tham gia vào DeFi để mang lại nhiều lợi nhiều lợi ích hơn cho nhà đầu tư. Sau đó các giao thức DeFi xoay quanh LST xuất hiện tạo thành cuộc chiến LSDfi với các ngách nhỏ.

Liquid Providing Derivatives (LPDfi) là một sự tiến hóa sáng tạo từ LSDfi. LPDfi là một narrative tiềm năng mới trong không gian DeFi, trong đó LP Tokens hoạt động như tài sản tạo ra lợi suất (yield-generating asset). Điều này cho phép tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng như stablecoin, các nền tảng lending/borrowing, hợp đồng quyền chọn (options), và các perp DEX xây dựng trên các sản phẩm phát hành LP Token như Uniswap V3.

LSDfi có những ưu điểm nào?

Tài sản phát sinh lợi nhuận từ LSDfi đang thay đổi bối cảnh DEX hiện tại bằng cách khai thác vào vị thế LP của Uniswap V3. Bước tái sử dụng các LP này dẫn đến việc hình thành các sản phẩm cấu trúc xoay quanh nó nhằm tăng thêm các “tính năng’ và cải thiện những hạn chế cũ. Kết quả giúp người cung cấp thanh khoản (LPs) có được vị thế thuận lợi hơn và mang lại cơ hội kiếm được nhiều phí hơn từ khoản vốn ban đầu.

Chúng ta biết rằng các kỹ thuật phòng ngừa tổn thất tạm thời (IL – impermanent loss) hiện tại không phát huy tối đa tiềm năng trên đa số các DEX, chủ yếu tập trung trên Uniswap V3 và Curve vì TVL tính riêng trên 2 giao thức này đã chiếm lần lượt là 3,4 và 2,6 tỷ đô, tức là bằng 1/2 tổng vốn hoá toàn độ DEX cộng lại.

Tuy nhiên, Logarithm Finance là giao thức LPDfi đầu tiên giới thiệu giải pháp cho vấn đề này, đảm bảo khai thác APR tối đa từ LP. Logarithmic Finance cung cấp các chiến lược sử dụng CLMMs cho phép bất kỳ ai cũng có thể farm LP một cách không hạn chế kể cả trong phạm vi LP hẹp. Hơn nữa, Logarithm Finance đã đổi mới kỹ thuật bảo vệ rủi ro giảm giá của tài sản. Họ thực hiện điều này bằng cách bán (short) chúng với cặp tài sản phái sinh on-chain khác.

Một trong những sản phẩm nổi bật của Logarithm là Liquidity Shell. Liquidity Shell giúp người dùng Logarithm tăng thu nhập bằng cách định tuyến LP Token đến những nơi có thanh khoản tốt nhất trên thị trường và cũng là sản phẩm chính dẫn dắt câu chuyện LPDfi mới nổi. Nói một cách đơn giản, Liquidity Shell có thể được coi là một nền tảng tổng hợp lợi nhuận hoặc bộ định tuyến thanh khoản, được thiết kế để phục vụ người dùng Logarithm thu lợi nhuận cao nhất có thể. Bằng cách phân phối các tài sản trên các nền tảng LPDfi đa dạng như Panoptic, Smilee, Limitless Finance và các nền tảng khác, vừa có lợi cho người dùng giao thức mà lại thúc đẩy các giao thức LPDfi khác.

Người dùng được cấp quyền lựa chọn gửi thanh khoản một bên (single-sided liquidity) và có thể xét đến chiến lược Nautilus Vault. Lựa chọn Nautilus Vault có nghĩa là vị thế LP của họ được bảo vệ cân bằng thông qua GMX perps (bán khống vị thế bằng đòn bẩy on-chain, mảng perps cũng là mảng sẽ hưởng lợi nhất từ narrative này theo dự phóng cá nhân).

Tiềm năng của LSDfi

Với giải pháp của LPDfi, vấn đề về lợi suất và rủi ro đều được cải thiện nên viễn cảnh các DEX tiến hoá thông qua ứng dụng LDPfi là rất lớn.

Hiện tại trên các DEX, quyết định nơi cung cấp thanh khoản hoặc xác định cặp thanh khoản hay phạm vi thanh khoản tốt nhất gây ra sự lúng túng và rắc rối. Hạn chế này khiến nhiều nhà đầu tư ngại cung cấp thanh khoản, tạo ra rào cản vô hình. Tuy nhiên, LPDfi và đặc biệt là thông qua các công cụ như Liquidity Shell, đang thay đổi điều này. Nó tối ưu hóa quá trình ra quyết định bằng cách tự động xác định các chiến lược tốt nhất trên các giao thức khác nhau.

Hiệu quả vốn cũng là một đặc điểm nổi bật của LPDfi, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của các nền tảng như Logarithm. Một trong những thách thức lớn nhất trong DeFi là Impermanent Loss (IL), đặc biệt là đối với CLMMs như UniV3. IL có tiềm năng ăn mòn lợi nhuận của nhà cung cấp thanh khoản, tạo ra sự mất cân bằng so với phí giao dịch thu về.

Hiểu đơn giản thì Impermanent Loss là loại tổn thất xảy ra khi giá của tài sản mà LPer cung cấp thay đổi so với thời điểm mới bỏ vào pool. Không giống như các AMM (Nhà tạo lập thị trường tự động), các LPer này sẽ nhận được phần thưởng gì đó để đổi lấy việc chấp nhận rủi ro. Có nghĩa là ngay cả khi trải qua IL, họ vẫn được đền bù một phần cho mất mát. Điều này được thực hiện bởi các giải pháp như Nautilus Vaults của Logarithm hay cơ chế No-Liquidation của Limitness, tạo ra một lớp bảo vệ chống lại rủi ro IL đáng kể. Lớp bảo vệ này không chỉ làm cho việc cung cấp thanh khoản hấp dẫn hơn mà còn hứa hẹn nâng cao tổng LP trong CLMMs (Nhà tạo lập thị trường thanh khoản tập trung).

Áp dụng điều này trở lại Uniswap V3, CLMM cho phép các nhà cung cấp thanh khoản lựa chọn và ưu tiên mức giá mà thanh khoản của họ được sử dụng nhiều nhất có thể. Bằng cách này, họ có thể tối ưu hóa việc cung cấp thanh khoản và kiếm được nhiều tiền hơn từ vốn ban đầu của mình. Vì vậy tóm lại, CLMM trong Uniswap V3 cho phép các nhà cung cấp thanh khoản quyết định nơi sử dụng tiền của họ hiệu quả nhất tùy theo giá của tài sản. Điều này có thể nâng cao đáng kể hiệu quả sử dụng vốn.

Quay lại với LPDfi, ngách này nổi lên sẽ là một vũ khí lợi hại cho các giao thức mới nổi. Các giao thức mới hỗ trợ CLMMs như UniV3 sẽ tìm cách tích hợp với Liquidity Shell để có thể hưởng các đặc tính mới. Điều này là một tình huống win-win đôi bên có lợi.

Tuy nhiên với tính chất của LPDfi là một khái niệm mới cùng với các cơ chế tạo thị trường và chiến lược sinh lợi phức tạp, có thể là một vấn đề khó nhằn đối với nhiều người. Giống như nhiều giao thức DeFi, LPDfi cũng được xây dựng trên các hợp đồng thông minh. Nếu có các lỗ hổng kỹ thuật và bị khai thác, chúng có thể gây ra tổn thất lớn. Hơn nữa, thành công của các sản phẩm LPDfi phụ thuộc vào sự ổn định của các pool thanh khoản cơ sở, nên nếu có sự biến động đột ngột bất thường thì hậu quả sẽ tác động tiêu cực tới toàn bộ thị trường.

Kết luận

DeFi luôn phát triển và đổi mới và LPDfi là một trong những giải pháp sáng tạo cần thiết. Khả năng của nó trong việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, tăng cường hiệu quả vốn và thúc đẩy các giao thức mới nổi là không thể chối cãi. Mặc dù cũng gặp phải những thách thức, nhưng LSDfi đang mở ra nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng use case cho thị trường DeFi