
1. Tình hình thị trường stablecoin
Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) tiếp tục theo đuổi chính sách can thiệp sâu rộng của mình đối với ngành công nghiệp tiền điện tử. Trong quá trình này, sức ảnh hưởng của SEC đã góp phần vào cái gọi là cuộc chiến stablecoin ngày càng gia tăng.
Quyết định ngừng tạo thêm các token BUSD mới của Paxos đã khiến vốn hoá chảy sang các stablecoin đối thủ như USDT của Tether.
Đứng trước sự giảm sút của BUSD, những đồng stablecoin khác đã nhanh chóng được chú ý, tăng trưởng mạnh và độc chiếm thị trường trong khoảng thời gian qua như USDT hay USDC. Bên cạnh đó còn có những đồng stablecoin phi tập trung khác liên tục được nhắc đến như: GHO (AAVE), DAI (MakerDAO), MIM (SPELL), LUSD (LQTY),….

Về thị phần stablecoin phi tập trung, các stablecoin phi tập trung đã bị ảnh hưởng khi UST sụp đổ, nhưng DAI, FRAX và LUSD vẫn giữ vững vị thế của mình. Hiện tại, GHO & crvUSD vời những những cải tiến mới đang chuẩn bị tham gia vào cuộc chiến tranh giành thị phần mảng stablecoin. Khi các stablecoin tập trung ngày càng bị các cơ quan quản lý để mắt và đàn áp, đây chính là cơ hội để stablecoin phi tập trung vươn lên giành lấy thị phần trong thị trường.
2. Các tay chơi stablecoin phi tập trung mới
a. AAVE’s GHO
$GHO là multi-collateral stablecoin được bảo chứng bằng nhiều loại tài sản crypto khác nhau, được phát triển bởi AAVE – giao thức cho vay top đầu thị trường. GHO được thiết kế để mang lại giá trị ổn định cho người dùng Aave, giảm nhu cầu dựa vào các sàn giao dịch tập trung và các tổ chức tài chính truyền thống. GHO sẽ được mint từ tài sản những người đi vay đã thế chấp vào Aave Protocol, nhóm tài sản hiện tại bao gồm DAI, USDC, AAVE và LINK.
Aave được sở hữu và kiểm soát bởi Aave DAO, một cộng đồng chủ sở hữu AAVE tham gia quản trị giao thức. Aave DAO cũng quản trị các chính sách của GHO như nguồn cung token, lãi suất cho vay, các thông số về rủi ro,…. Hiện tại, 100% doanh thu được sản sinh từ GHO sẽ về trực tiếp Aave DAO treasury
Hiện tại, GHO đang được thử nghiệm trên Goerli Testnet. Lần khởi chạy thử nghiệm này là một bước quan trọng để tích hợp đầy đủ các stablecoin vào giao thức Aave. Hơn nữa, nó cho phép Aave DAO phân tích tính ổn định và hoạt động của GHO trong giao thức trước khi cuối cùng nó ra mắt trên mạng chính Ethereum.

Việc kết hợp GHO stablecoin vào giao thức Aave mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như:
- Người dùng có thể nguồn thanh khoản ổn định ngay trên giao thức, giảm nhu cầu ủy thác tài sản của họ vào các sàn CEX và các loại tài sản khác.
- Ngoài ra, việc tích hợp GHO mang lại sự ổn định hơn cho quy trình cho vay và vay trên nền tảng Aave.
- Ngoài giao thức Aave, GHO sẽ được sử dụng như một stablecoin đa mục đích có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như mua hàng hóa và dịch vụ, giao dịch trên các sàn DEX,…
b. Curve Finance $crvUSD
crvUSD là một stablecoin hoạt động theo dạng over-collateralized stablecoin, người dùng có thể deposit các loại tài sản crypto vào để phát hành crvUSD. Về mặt lý thuyết, crvUSD hoạt động hoàn toàn tương tự các stablecoin DAI của MakerDAO, tuy nhiên điểm đặc biệt ở đây là cơ chế LLAMMA.
Thuật toán này hoạt động bằng cách xen kẽ giữa một tài sản thế chấp nhất định và crvUSD, tùy thuộc vào tài sản nào có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn. Vì vậy, nếu tài sản thế chấp giảm giá, LLAMMA hoạt động bằng cách chuyển đổi một phần của nó thành stablecoin; điều này nhằm mục đích bảo toàn giá trị của tài sản thế chấp và giảm rủi ro tài sản thế chấp.
Ví dụ: Người dùng gửi ETH thế chấp để vay stablecoin crvUSD. Khi giá ETH đi xuống, vị thế vay nói trên sẽ bán một số lượng ETH nhất định và mua lại crvUSD. Nếu giá ETH tăng trở lại, vị thế vay sẽ bán crvUSD và mua lại lượng ETH đã bán. Khi đó, khoản lỗ là không đáng kể. Ngược lại, nếu ETH tiếp tục đi xuống và không quay trở lại giá cũ, vị thế sẽ có đủ crvUSD để trả nợ, tránh trường hợp bị thanh lý.

Những tác động của LLAMMA và crvUSD:
- Giảm thiểu tác động của các sự kiện thanh lý “thiên nga đen”, giúp khoản lỗ lớn biến thành các giao dịch nhỏ với các khoản lỗ không đáng kể.
- Thu hút người dùng và thanh khoản cho mảng Lending, bổ sung thanh khoản cho Curve Finance
- crvUSD được sử dụng nhiều sẽ củng cố thanh khoản pool stablecoin của Curve, LP thu được nhiều phí giao dịch hơn
- Việc phổ biến crvUSD giúp giảm sự chuyên chế của các stablecoin tập trung hiện tại
3. MakerDAO và kế hoạch End Game
Endgame Plan là một đề xuất cải tổ toàn diện MakerDAO được Rune Christensen đưa ra từ tận tháng 06/2022 trình bày chi tiết kế hoạch tái cấu trúc MakerDAO để đạt được sự phi tập trung trong 10 năm tới.
Cốt lõi của Endgame Plan là các MetaDAO – các subDAO có khả năng tự trị. Mỗi MetaDAO sẽ có token riêng được quản lý bởi một ủy ban tách biệt với hệ thống quản trị của Maker. Đồng nghĩa với việc nền tảng sẽ phân quyền hơn trước. Cấu trúc mới này được thiết kế để vô hiệu hóa sự ảnh hưởng của việc cạnh tranh lợi ích trong cộng đồng MakerDAO, đồng thời giúp giao thức hoạt động ổn định hơn, thực hiện các hoạt động quản trị tốt hơn và minh bạch nguồn ngân sách.

Ngoài việc phân chia giao thức, Maker còn dự định biến DAI thành một stablecoin phi tập trung hoàn toàn, không còn lệ thuộc vào đồng USD. Điều này giúp củng cố ngôi vị stablecoin phi tập trung top đầu của DAI.
Từ lúc Endgame được cộng đồng thông qua, MakerDAO đã tiến hành nhiều đề xuất nhằm tận dụng kho bạc dự trữ để tìm kiếm lợi nhuận và mở rộng mức độ phổ biến của DAI:
- Ngày 25-10-2022, 1,6 tỷ USDC đã được MakerDAO chuyển sang lưu ký sinh lợi nhuận trên Coinbase Prime, với lợi tức hàng năm là 1,5%. Bên cạnh đó, MakerDAO thống nhất chuyển 500 triệu USDC khác cho một tập đoàn gồm quỹ đầu cơ Appaloosa và nhà môi giới crypto Monetalis, khoản vay được thế chấp bằng BTC và ETH với lợi nhuận hàng năm dự kiến từ 4,5% đến 6%.
- Tháng 12-2022, cộng đồng MakerDAO bỏ phiếu nhất trí tăng lãi suất nắm giữ stablecoin DAI lên tới 1%. Giúp tăng độ hấp dẫn của nhà đầu tư tiền điện tử với stablecoin này.
- Tháng 01-2023, MakerDAO thông qua đề xuất chuyển 100 triệu USDC từ quỹ dự trữ vào nền tảng Yearn Finance. MakerDAO sẽ kiếm được khoảng 2% lợi tức hàng năm từ chiến lược này.
- Ngày 08-02-2023, MakerDAO đã tuyên bố ra mắt nền tảng cho vay Spark Protocol thúc đẩy thêm sự phát triển cho đồng DAI
- Ngày 10-02-2023, MakerDAO tích hợp Chainlink Automation vào Keeper Network của mình. Đây là một mạng lưới bot kiểm soát các thông số như giá cả và trần nợ để đảm bảo DAI luôn duy trì giá 1:1 với USD.
- Ngày 01-03-2023, MakerDAO tái khởi động tính năng D3M, bơm dòng vốn mới vào nền tảng Aave. D3M là giải pháp nhằm nhằm cân bằng cung cầu, đảm bảo độ ổn định lãi suất cho đồng stablecoin DAI.
- Ngày 08-03-2023, MakerDAO đề xuất mua thêm 750 triệu USD trái phiếu Mỹ, nâng tổng số tiền đầu tư thành 1,25 tỷ đô, nhằm tận dụng mặt bằng lãi suất đang thuận lợi.
=> Có thể thấy MakerDAO đang nỗ lực tích hợp tích hợp DAI vào các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) khác trên thị trường, cùng với việc thiết kế một hệ sinh thái tài chính xoanh quanh DAI, thu hút càng nhiều người dùng nắm giữ stablecoin này, giữ vững vị trí độc tôn trong mảng decentralized stablecoin.
4. Tại sao các giao thức cạnh tranh nhau trong việc phát hành stablecoin?
Thị trường stablecoin sẽ có giá trị nghìn tỷ USD trong tương lai. Stablecoin là sợi dây kết nối DeFi với tài chính truyền thống và là một trong những đổi mới quan trọng nhất trong không gian tiền điện tử. Một thế giới kỹ thuật số phi tập trung cần cơ sở hạ tầng phi tập trung, điều này bao gồm cả stablecoin. Trong khi các công ty phát hành stablecoin tập trung như Tether, Circle,…đang đi ngược lại nguyên tắc này, và ngày càng vướng phải nhiều cáo buộc đến từ cơ quan quản lý.
Sau sự kiện BUSD bị Paxos ngừng phát hành, thị phần mảng stablecoin đã có nhiều thay đổi, USDT vươn lên chiếm hơn 50% thị phần. Các giao thức DeFi cũng đang xem stablecoin là mảng phát triển dài hạn với các lợi ích:
- Tạo bull case cho governance token: stablecoin được sử dụng nhiều trong hệ sinh thái => phí thu được nhiều hơn => staker, holder, LP,…được chia lợi nhuận nhiều hơn => nhu cầu mua governance token tăng lên
- Tăng trưởng doanh thu nhờ hoạt động đầu tư: Nhiều người dùng sử dụng stablecoin trong hệ sinh thái => Nhiều tài sản thế chấp => Giao thức sử dụng để đầu tư trái phiếu hoặc cho vay TraFi thu lợi nhuận => chia lại cho token holder => thúc đẩy nhu cầu sử dụng stablecoin.
- Tăng cường ứng dụng của Real World Assets (RWAs) trong DeFi: Hơn 13% tài sản của kho bạc MakerDAO là RWAs, con số này đã tăng gấp 2 lần kể từ đầu năm 2023. Điều này cho thấy RWAs đang ngày càng ứng dụng nhiều hơn trong DeFi, góp phần kết nối nền kinh tế truyền thống với DeFi. Giao thức Lending phát triển sẽ giúp đa dạng hóa tài sản thế chấp deposit để vay ra stablecoin của hệ sinh thái đó.
5. Kết luận
Bất chấp sự thất bại gần đây của một số stablecoin phi tập trung và sự phản ứng của chính quyền với stablecoin tập trung, chúng ta nhận thấy sự quan tâm đến stablecoin vẫn tiếp tục tăng lên. Nhiều mô hình stablecoin phi tập trung mới như GHO và crvUSD mang lại hy vọng mới cho thị trường, mang đến một góc nhìn mới cho thế giới DeFi. Với sự hỗ trợ của các công ty lớn và các giao thức sáng tạo, các stablecoin phi tập trung đang có sự cạnh tranh quyết liệt để chiếm thị phần lớn trong mảng này, đồng thời ngày càng ít phụ thuộc vào các cơ quan quản lý tập trung, thể hiện đúng mục đích phi tập trung của nó.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên trang web này không phải là lời khuyên đầu tư và AZDAG không chịu trách nhiệm hoặc nghĩa vụ pháp lý đối với bất kỳ nội dung nào. Người đọc cần tự nghiên cứu trước khi thực hiện bất kỳ hành động đầu tư nào trong thị trường crypto.
Về AZDAG
AZDAG là quỹ đầu tư của Singapore tiên phong trong lĩnh vực phát triển các dự án blockchain và tài sản mã hoá khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi tập trung vào đầu tư các dự án đã có sản phẩm và niêm yết trên thị trường thứ cấp, ngoài ra AZDAG còn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp với giai đoạn đầu tập trung vào tiền kỹ thuật số và công nghệ Blockchain.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:
Website: https://azdag.com/
Twitter: https://twitter.com/Azdag_Venture