
I. KINH TẾ VĨ MÔ
Thị trường lao động Mỹ có thêm 209.000 việc làm mới
Số việc làm mới như vậy không khác biệt so với các dự báo trước đây. Các lĩnh vực thu hút nhiều việc làm nhất là các cơ quan chính phủ, chăm sóc sức khoẻ, trợ giúp xã hội và xây dựng.
Như vậy, trong 6 tháng qua, mỗi tháng có 278.000 việc làm mới, so với mức 399. 000 của 6 tháng đầu năm ngoái.
Tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi nhiều ở mức 3,6%, trong đó người da trắng có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất với 3,1%, so với người da đen là 6%. Cộng đồng người gốc Á, tỷ lệ thất nghiệp là 3,2%.

Tiền lương trong tháng 6 tăng 0,4% và đạt mức trung bình 33,58 USD cho mỗi giờ làm việc và tính trung bình, mức lương này tăng 4,4% trong một năm vừa qua.
Các chuyên gia kinh tế đánh giá số liệu này cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn nóng và nền kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu của suy thoái như một số dự báo đưa ra hồi đầu năm.
FED tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm
Ngày 26/7, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, nâng lãi suất chính sách lên mức cao nhất trong vòng 22 năm và để ngỏ khả năng sẽ tiếp tục có một đợt tăng lãi suất khác.
Tương tự hồi tháng 6/2023, trong tuyên bố được công bố ngày 26/7, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) của FED cho biết sẽ tiếp tục đánh giá thông tin bổ sung và ý nghĩa của nó đối với chính sách tiền tệ. FED cũng cho biết cơ quan này sẽ theo dõi các dữ liệu sắp tới và nghiên cứu tác động của việc tăng lãi suất đối với nền kinh tế “trong việc xác định mức độ củng cố chính sách bổ sung phù hợp” để đạt được mục tiêu lạm phát 2%.

Trong tuyên bố, FED tiếp tục mô tả lạm phát vẫn “tăng cao”, mức tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ, trong khi nâng cấp mô tả tăng trưởng nền kinh tế từ mức “khiêm tốn” được đưa ra trong cuộc họp tháng Sáu lên mức “vừa phải”. Cơ quan này cũng nhắc lại rằng lĩnh vực ngân hàng “khỏe mạnh và có khả năng phục hồi tốt”, đồng thời cảnh báo việc thắt chặt tín dụng dự kiến sẽ tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế Mỹ sau sự sụp đổ của một số ngân hàng vào đầu năm nay.
Trong khi báo cáo giá tiêu dùng tháng 6/2023 cho thấy lạm phát của Mỹ đã giảm xuống mức 3% từ mức cao nhất 9,1% của năm ngoái, các nhà hoạch định chính sách của FED tiếp tục bày tỏ lo ngại về lạm phát cơ bản, không bao gồm lương thực và năng lượng, vốn giảm chậm hơn. Ngân hàng trung ương Mỹ cũng chỉ ra lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng vẫn tăng cao do thị trường lao động thắt chặt.
II. THỊ TRƯỜNG TIỀN ĐIỆN TỬ
Bitcoin chững lại trong tháng 7
Nhận định tin tức kinh tế vĩ mô từ Mỹ không quá tác động lên thị trường crypto tiếp tục được chứng minh trong tháng 7, khi Bitcoin vẫn đi ngang bất chấp Fed tiếp tục nâng lãi suất. Mặc dù BTC trong tháng 7 đã có lúc đạt đỉnh ở mức giá 31,800 đô la Mỹ, tuy nhiên giá đã giảm liên tục 3 tuần tiếp theo và đóng nến tháng ở mức giá khoảng 29,000 đô la Mỹ.
Kể từ lần tăng giá gần nhất vào cuối tháng 6 đã đẩy giá BTC lên mức $31,400/BTC, đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới đã di chuyển trong khung sideway và giảm giá hơn 8% giá trị kể từ đỉnh. Toàn bộ thị trường nhìn chung ảm đạm và “miễn nhiễm” với tin tức vĩ mô. Gần đây cũng không có trend hay narrative nào quá nổi bật, đây cũng chính là lý do các nhà đầu tư chán nản ở tháng 7 và kỳ vòng vào tháng 8 tăng trưởng của thị trường.

Tỷ lệ thống trị của Bitcoin đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm với hơn 52% vào cuối tháng 06/2023. Tuy nhiên, con số này sau đó đã giảm xuống dưới 50% vào gần đây khi đợt tăng giá altcoin được thúc đẩy bởi chiến thắng của Ripple.
Kỷ niệm 8 năm ra mắt Ethereum
Ngày 30/07/2023 đánh dấu 8 năm trưởng thành và phát triển kể từ khi Ethereum Foundation công bố ra mắt mạng lưới của mình.
Ethereum thuở sơ khai được đồng sáng lập bởi loạt người nổi tiếng trong ngành tiền mã hóa, bao gồm Vitalik Buterin – nhân vật vẫn đang cống hiến tích cực cho mạng lưới. Bên cạnh là sự góp sức của Gavin Wood, Charles Hoskinson, Anthony Di Iorio và Joseph Lubin.
Để Ethereum phát triển được đến ngày hôm nay, dự án đã nhiều lần “thay áo mới” cho mình, thông qua các bản nâng cấp, cập nhật cũng như thử nghiệm nghiêm ngặt các tính năng mới. Tất cả đều hướng đến mục đích cải thiện độ bảo mật và giải quyết bài toán khả năng mở rộng.

Chặng đường đã qua không quá dài cũng không quá ngắn, nhưng đủ để Ethereum chứng minh được vị thế đứng đầu của mình và trở thành blockchain được ưa chuộng bậc nhất thế giới với vô số ứng dụng khác nhau. Trong 8 năm, Ethereum đã xử lý 2,04 tỷ giao dịch, thu về khoảng 16,5 tỷ USD tiền phí. Với giá giao dịch hiện tại là 1.874 USD, vốn hóa thị trường của Ethereum đang ở mức 227 tỷ USD, và là đồng coin có vốn hóa lớn thứ hai thị trường, chỉ sau Bitcoin.
Hơn 200 triệu USD đổ vào thị trường ở tháng 7
Theo báo cáo hàng tuần của công ty quản lý tài sản kỹ thuật số CoinShares, tổng dòng tiền đổ vào (inflow) các quỹ đầu tư tiền điện tử trong tháng 7 hơn 200 triệu USD. Đây là dòng tiền vào lớn thứ 2, chỉ xếp sau tháng 6 với hơn 400 triệu USD đổ vào thị trường.

Được biết, động lực thúc đẩy dòng tiền chảy vào thị trường tiền điện tử có thể là do một phần chiến thắng của Ripple trước Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC).
Ngay sau phán quyết có lợi từ Thẩm phán quận Nam New York, giá XRP đã tăng mạnh và toàn bộ thị trường cũng hưng phấn theo. “Chỉ số Sợ hãi và Tham lam” tiền điện tử chạm mức 56 – vùng tham lam, một dấu hiệu của tâm lý tích cực gia tăng. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 17/07, chỉ số này đã quay trở lại vùng trung lập.
Trái ngược với Bitcoin, Ethereum lại chứng kiến dòng tiền ra lên đến 2 triệu USD, trở thành tài sản có dòng chảy ra cao nhất từ đầu năm đến nay.
Về AZDAG
AZDAG là quỹ đầu tư của Singapore tiên phong trong lĩnh vực phát triển các dự án blockchain và tài sản mã hoá khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi tập trung vào đầu tư các dự án đã có sản phẩm và niêm yết trên thị trường thứ cấp, ngoài ra AZDAG còn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp với giai đoạn đầu tập trung vào tiền kỹ thuật số và công nghệ Blockchain.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập:
Website: https://azdag.com/
Twitter: https://twitter.com/Azdag_Venture